Câu chuyện chuyển đổi số từ các thương hiệu lớn trên thế giới

By Mai Anh 31/01/2021 14:30

Với thành công của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số hiện đang là xu hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới, mở cánh cửa để các nước tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

1. AMAZON BUSINESS

Amazon Business là một ví dụ điển hình về kỳ vọng của khách hàng số khi chuyển sang thế giới B2B (Business to Business).

Các tính năng nổi bật của Amazon Business bao gồm: giao hàng miễn phí trong hai ngày đối với đơn đặt hàng từ $49 trở lên, chiết khấu giá riêng, hàng trăm triệu sản phẩm, tích hợp hệ thống mua hàng, mua hàng miễn thuế cho khách hàng tiềm năng, chia sẻ phương thức thanh toán, quy trình phê duyệt đơn đặt hàng và báo cáo đơn hàng nâng cao cùng nhiều tính năng tuyệt vời khác.

Amazon Business ra mắt vào tháng 4 năm 2015, với hơn 250 triệu sản phẩm đã đem lại một thị trường toàn diện hơn cho các công ty B2B.

Câu chuyện chuyển đổi số từ các thương hiệu lớn trên thế giới

2. IKEA

Nhà bán lẻ nội thất hàng đầu thế giới đến từ Thụy Điển là một trong những ví dụ nổi bật về chuyển đổi số. Nhờ các công nghệ mới, IKEA đang thay đổi trải nghiệm mua sắm của khách hàng trở nên tốt hơn và tối ưu hóa chi phí trong quá trình này.

Năm 2017, IKEA đã mua lại TaskRabbit. Đây là trang web cho phép người dùng tìm kiếm những người giúp lắp ráp hoặc chuyển đồ nội thất mua tại IKEA đến căn hộ của họ. Nhờ đó, IKEA sẽ thu hút những khách hàng không thể tự quản lý các công việc này, đem lại sự thuận tiện và giúp cho người dùng có những trải nghiệm tốt nhất.

Câu chuyện chuyển đổi số từ các thương hiệu lớn trên thế giới

Ngoài ra, IKEA đã quyết định triển khai dự án nhà thông minh. Khi mua sắm trên ứng dụng của IKEA, khách hàng sẽ có thể đặt các mặt hàng mới bằng kỹ thuật số vào hình ảnh 3D chân thực về ngôi nhà của họ.

Họ có thể xem một món đồ ảnh hưởng đến sự sắp xếp của đồ đạc hiện tại như thế nào, thử nghiệm những phong cách mới và đảm bảo rằng điều đó phù hợp với ngân sách trước khi quyết định mua hàng.

3. NIKE

NIKE – gã khổng lồ trong ngành giày thể thao – đã và đang bắt đầu tập trung vào chuyển đổi số.

Tăng trưởng giảm tốc và mô hình kinh doanh dần lỗi thời đã buộc Nike phải thay đổi cách tư duy, đồng thời thực hiện một cuộc cải tổ chuyển đổi số toàn diện nhằm tái cấu trúc lại hình ảnh thương hiệu cũng như chuỗi cung ứng của tập đoàn.

Bằng cách số hóa 6.000 vật liệu giày dép, các nhóm thiết kế của công ty có thể làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Câu chuyện chuyển đổi số từ các thương hiệu lớn trên thế giới

Ngoài ra, thay vì chỉ bán qua những nhà phân phối độc quyền, Nike bắt đầu kinh doanh trực tiếp với người tiêu dùng hoặc hợp tác với những công ty thương mại điện tử như Amazon, Alibaba để ra các chiến lược chuyển đổi số.

Hiệu quả nhờ chuyển đổi số của Nike là vô cùng rõ ràng. Đầu năm 2017, khi giá cổ phiếu của hãng chỉ vào khoảng 52 USD thì đến tháng 7/2019, con số này đã là 88 USD. Doanh thu của hãng cũng tăng từ 33,5 tỷ USD lên 39,1 tỷ USD trong cùng kỳ.

4. LEGO chuyển đổi số như thế nào?

Sau 3 thập niên mở rộng và phát triển, Lego bắt đầu đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng giai đoạn 1992-2004. Đến năm 2004, Lego đã cận kề phá sản.

Đứng trước tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, Lego quyết định tái cấu trúc và thực hiện chuyển đổi số để tìm nguồn thu mới.

Nhờ bước đi quan trọng này, Lego đã thoát khỏi bờ vực phá sản khi chuyển đổi số cho phép Lego mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang phim ảnh, trò chơi trên di động và ứng dụng điện thoại.

Câu chuyện chuyển đổi số từ các thương hiệu lớn trên thế giới

Công ty cũng đã tạo ra một trang web thu thập ý tưởng của khách hàng cho các bộ khối. Nếu ý tưởng nhận được nhiều sự ủng hộ, công ty sẽ xem xét tung ra bộ sản phẩm.

Chắc chắn điều này sẽ kích thích sự sáng tạo của những người hâm mộ thương hiệu và đồng thời khơi dậy lòng trung thành của khách hàng. Hơn nữa, đồ chơi Lego cũng trở nên hiện đại hơn. Các khối đôi khi được trang bị các giải pháp tiên tiến như cảm biến.

Một trong những ứng dụng mà họ đã phát triển thành công là Lego Digital Designer – ứng dụng cho phép người chơi thiết kế các cấu trúc lego của riêng mình.

Khách hàng có thể xây dựng các “công trình” mang đậm dấu ấn cá nhân của mình và chia sẻ với những người chơi khác.

Sau 10 năm chuyển đổi, Lego đạt tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBITDA) là 37,1% năm 2014, tăng 15% so với năm 2007.

Năm 2014 cũng là năm đầu tiên mảng phim ảnh của Lego đạt mức doanh thu 468 triệu USD chỉ với kinh phí đầu tư 60 triệu USD. Như vậy lợi nhuận đã gấp mấy lần đầu tư.

5. MCDONALD’S

Không áp dụng công nghệ vào hoạt động bán hàng trong một thời gian dài và nhận được kết quả không như mong đợi, McDonald’s đã quyết định thay đổi.

Năm 2015, McDonald’s đã bắt đầu lắp đặt các ki-ốt tự phục vụ, cho phép người mua có thể tùy chọn burger với các loại nhân thượng hạng.

Một trong những cam kết trước đó của họ là giành chức vô địch bóng đá Super Bowl 2015. McDonald’s đã sử dụng mạng xã hội để tặng các sản phẩm liên quan đến quảng cáo được phát sóng trong suốt trận đấu.

Là kẻ đi sau trong cuộc đua thương mại điện tử, khi phải đến đầu năm 2015, McDonald’s mới trình làng người tiêu dùng ứng dụng trên điện thoại thông minh, nhưng đây lại là bước chạy đà hoàn hảo để thương hiệu toàn cầu này thúc đẩy hoạt động cạnh tranh trên thị trường.

Câu chuyện chuyển đổi số từ các thương hiệu lớn trên thế giới

Theo khảo sát, chỉ sau 6 tháng ra mắt, 45% tập khách hàng của McDonald’s đã sử dụng ưu đãi này trên điện thoại. Và con số ấy sẽ còn được gia tăng nếu có nhiều nhà hàng của McDonald’s cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà hơn.

Điều quan trọng là McDonald’s có khả năng phản hồi ngay lập tức với người tiêu dùng và chủ động theo dõi các xu hướng trên mạng xã hội trong thời gian thực.

Bằng nỗ lực này, họ đã thu hút hơn 1,2 triệu lượt retweet bao gồm cả những người nổi tiếng như Taylor Swift.

6. DISNEY và câu chuyện chuyển đổi số

Disney là một trong những ví dụ về chuyển đổi số xuất sắc và cải thiện đáng kể trải nghiệm của khách hàng.

Vào năm 2013, Disney đã giới thiệu vòng đeo tay MagicBand, cung cấp cho tất cả khách tham quan và cho phép họ đặt chỗ cho chuyến đi và các điểm vui chơi, vào phòng khách sạn, đặt bữa tại các nhà hàng của công viên và trả tiền mua hàng tại các cửa hàng quà tặng.

Những chiếc vòng tay là một phần của sáng kiến ​​rộng hơn của Disney có tên MyMagic+, liên quan đến việc loại bỏ “tắc nghẽn” – căng thẳng không cần thiết – từ khách tham quan tại mọi điểm trên hành trình Disney, bắt đầu từ khi họ đặt vé trực tuyến.

Hệ thống cho phép khách truy cập sử dụng ứng dụng My Disney Experience để lên kế hoạch những điểm tham quan họ muốn ghé thăm, nơi họ muốn ăn và nhân vật nào họ muốn gặp.

Sau đó, hệ thống đưa ra một lịch trình tự động được thiết kế để giảm thiểu tình trạng đông đúc và thời gian chờ đợi, trong khi thực hiện mọi yêu cầu mà khách đưa ra.

Một ví dụ khác về chuyển đổi số của Disney là nền tảng phát trực tuyến Disney+. Về cơ bản, Disney+ là nền tảng video giống Netflix, sở hữu số lượng lớn phim và chương trình do Disney sản xuất như Pixar, Marvel, Star Wars.

Câu chuyện chuyển đổi số từ các thương hiệu lớn trên thế giới

Disney đã kiếm được khoản lợi nhuận lớn – ước tính 300 triệu USD, khi đưa phim và các nội dung độc quyền lên Netflix và các dịch vụ khác, thế nhưng nếu Disney+ đủ hấp dẫn để thu hút hàng triệu người dùng trả phí thì nó có thể mang lại doanh thu cao hơn nhiều, đồng thời cung cấp cho Disney một nền tảng độc quyền để phát triển nội dung mới cho cả thương hiệu hiện có và các sản phẩm gốc.

Nhờ đó, người dùng nền tảng (10 triệu người vào ngày ra mắt) có quyền truy cập vào các sản phẩm mới nhất của Pixar, Marvel và Star Wars saga. Sự ra đời của Disney+ không chỉ là một bước tiến lớn của Disney vào mảng kinh doanh truyền hình trực tuyến kỹ thuật số mà còn tham gia vào cuộc cạnh tranh với Netflix, Amazon và Apple.

Nguồn: 1Office

Có thể bạn quan tâm: Góc nhìn Alan – Dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu

Góc nhìn Alan - Dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

 

0
0 73
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments