Cần làm gì để bảo vệ thương hiệu khi ra quốc tế?

By Le Na 15/07/2021 16:00

Gần đây, rất nhiều nhãn hiệu Việt Nam vừa ra thị trường thì đã bị đăng ký thương hiệu bởi các chủ thể là cá nhân, doanh nghiệp ở nước ngoài vốn không có mối quan hệ gì với doanh nghiệp. Vậy cần làm gì để bảo vệ thương hiệu khi kinh doanh quốc tế?

Thực trạng doanh nghiệp Việt bị mất thương hiệu

Vấn đề không mới, nhưng trở lên vô cùng bức bối trong giai đoạn hiện tại. Khi các hiệp định FTA mở ra cơ hội chưa từng có cho doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời với việc thương hiệu Việt ra biển lớn sẽ gặp phải “sóng to” là những tiêu chuẩn khắt khe về bảo hộ thương hiệu, tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường phát triển.

Cần làm gì để bảo vệ thương hiệu khi kinh doanh quốc tế? - Làm giàu từ kinh doanh
Các thương hiệu Việt không thể bảo hộ khi ra thị trường Quốc tế

Cách đây gần chục năm, khi nhận tư vấn cho một thương hiệu nội thất văn phòng trong top 3 thị trường gặp một lỗi rất cơ bản: quên đăng ký nhãn hiệu và để nhãn hiệu lọt vào tay một cá nhân đầu cơ. Điều kiện mà doanh nghiệp này phải đáp ứng nếu muốn tiếp tục sử dụng thương hiệu này, họ sẽ phải nộp phí nhượng quyền hàng triệu đô cho người chủ sở hữu nhãn hiệu. Vì đòi hỏi quá bất hợp lý, doanh nghiệp đành từ bỏ thương hiệu mình dày công xây dựng và bắt đầu lại với một thương hiệu mới toanh.

Đây không phải câu chuyện đơn lẻ, rất nhiều doanh nghiệp lớn, vừa khác tôi biết đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ mà chưa có giải pháp. Vậy doanh nghiệp phải đối đầu với những nguy cơ gì khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Nguy cơ khi doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ thương hiệu

Đầu tư cho thương hiệu đang trở thành một điểm nóng trong kinh doanh. Nó không chỉ bao gồm việc xây dựng và quảng bá thương hiệu mà còn bao gồm cả việc bảo vệ thương hiệu như thế nào. Rất nhiều doanh nghiệp đang bỏ tiền vào phát triển thương hiệu mà quên đi việc bảo vệ quyền lợi pháp lý và vô tình khiến mình gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh.

1. Không làm chủ thương hiệu của bạn

Cần làm gì để bảo vệ thương hiệu khi kinh doanh quốc tế? - Làm giàu từ kinh doanh
Đăng ký bảo hộ để làm chủ thương hiệu

Luật sở hữu trí tuệ quy định về tính độc quyền của chủ nhãn hiệu đối với nhãn hiệu đăng ký. Nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp của bạn không được cấp phép độc quyền sở hữu, sử dụng nhãn hiệu. Một khi tài sản thương hiệu ngày càng gia tăng thì việc không làm chủ sở hữu thương hiệu trở nên cực kỳ nguy hiểm.

2. Bị làm nhái, làm giả

Thương hiệu khi kinh doanh quốc tế? - Làm giàu từ kinh doanh
Sản phẩm dễ bị làm giả nếu không đăng ký nhãn hiệu

Hiện tượng làm hàng nhái hàng giả trở lên phổ biến trong một thị trường cạnh tranh và đa dạng. Nhiều doanh nghiệp đã thường xuyên phải đấu tranh với hiện tượng này. Một trong những công cụ đấu tranh hiệu quả nhất với hàng nhái, hàng giả đó là sử dụng công cụ pháp lý có được từ việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

3. Thiệt hại khi tranh chấp xảy ra

Khi tranh chấp về nhãn hiệu xảy ra, cơ sở pháp lý mạnh nhất mà doanh nghiệp có thể sử dụng đó là quyền sở hữu về nhãn hiệu. Điều này có được nhờ việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm.

4. Người tiêu dùng thiếu sự tin tưởng

Nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền là dấu hiệu đảm bảo lòng tin cho người tiêu dùng. Dấu hiệu này vừa đảm bảo cho người tiêu dùng an tâm về trách nhiệm của doanh nghiệp vừa giúp phân biệt chống hàng giả, hàng nhái.

5. Khó truyền thông thương hiệu

Toàn bộ các hoạt động truyền thông thương hiệu của bạn sẽ không thể hiệu quả nếu doanh nghiệp không sở hữu thương hiệu.

6. Nguy cơ mất thị trường

Rất nhiều thị trường uy tín trên thế giới như Nhật, EU, Mỹ … không cho phép nhập khẩu các sản phẩm dán nhãn hiệu chưa được đăng ký bảo hộ. Dưới tác động của việc gia nhập các liên minh kinh tế của Việt Nam, các điều kiện về bảo hộ thương hiệu càng trở lên ngặt nghèo. Vì vậy, không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đồng nghĩa với nguy cơ lớn đánh mất thị trường.

7. Nguy cơ bị mất nhãn hiệu

Đây là nguy cơ hàng đầu đối với doanh nghiệp. Thương hiệu – tài sản của doanh nghiệp có thể được gây dựng với rất nhiều tâm huyết, nguồn lực … có thể nhanh chóng bị rơi vào tay người khác nếu doanh nghiệp chưa bảo hộ thương hiệu của mình.

Khó khăn đối với doanh nghiệp khi bảo hộ thương hiệu

Nhận thức về thương hiệu ngày càng tăng cao, yêu cầu của thị trường cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến tài sản sỡ hữu trí tuệ. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt vẫn gặp các rào cản nhất định cả về nhận thức và hành động trong vấn đề bảo vệ thương hiệu. Dưới đây là các mặt hạn chế của doanh nghiệp Việt trong bảo vệ tài sản thương hiệu.

1. Chưa coi thương hiệu là tài sản

Doanh nghiệp, đặc biệt khối SME thường lấy hiệu quả kinh doanh trước mắt làm ưu tiên. Mặt khác với nguồn lực hạn chế, chưa đầu tư bài bản cho thiết kế và đăng ký nhãn hiệu. Nhiều người vẫn nghĩ, khi nào kinh doanh tốt mới cần đến bảo hộ thương hiệu. Đây là một quan niệm sai lầm thường gặp.

2. Chưa có kiến thức về đăng ký nhãn hiệu

Nhiều chủ doanh nghiệp, nhà điều hành chưa hiểu về đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền tác giả là gì, nó có ích gì cho doanh nghiệp và làm thế nào để xác lập quyền bảo hộ. Do vậy, họ đơn giản là không đưa vấn đề này vào kế hoạch.

3. Hạn chế về tài chính

Tài chính cũng là vấn đề cản trở doanh nghiệp. Không chỉ chi phí cho thủ tục đăng ký nhãn hiệu, mà việc đăng ký nhãn hiệu còn đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện bài bản việc thiết kế thương hiệu từ tên gọi, logo đến bao bì nhãn mác với khoản đầu tư không nhỏ.

4. Hành động khi quá muộn

“Nước đến cổ mới bơi” có thể là mô tả cho tình huống này. Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến đăng ký nhãn hiệu khi tung sản phẩm ra thị trường và đối tác cần có chứng nhận, văn bằng bảo hộ. Lúc này việc đăng ký có thể là quá muộn vì thương hiệu có thể đã được bên khác bảo hộ, hay đơn giản là không có khả năng bảo hộ hoặc thời gian thực hiện quá lâu.

Vậy đứng trước những khó khó khăn này, doanh nghiệp có những lựa chọn nào?

Giải pháp cho doanh nghiệp Việt?

Bảo vệ thương hiệu chính là bảo vệ thành quả kinh doanh, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy trong quá trình tư vấn thương hiệu, vấn đề bảo hộ luôn là được đặt vào trọng tâm của mọi dự án mà Sao Kim thực hiện. Mặc dù việc bảo hộ thương hiệu là một quá trình không dễ dàng nhưng việc thực hiện các thủ tục xác lập quyền bảo hộ thương hiệu thì tương đối đơn giản và dễ dàng. Đây là một vài giải pháp mà theo tôi mọi doanh nghiệp đều nên quan tâm.

1. Đăng ký nhãn hiệu ngay từ đầu

Ngày nay chủ doanh nghiệp đã ý thức nhiều hơn rất nhiều về việc đăng ký và bảo hộ thương hiệu ngay từ khi mới bắt đầu ra mắt thương hiệu. Từ việc lựa chọn tên thương hiệu cần phải được kiểm tra kỹ càng về khả năng đăng ký SHTT, đến việc thiết kế logo, bao bì nhãn mác đều cần có những yếu tố tăng cường khả năng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Ngay sau khi có tên gọi và logo là thời điểm tốt nhất để doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

2. Rà soát lại danh mục tài sản thương hiệu của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp đang hoạt động và sở hữu một đến nhiều thương hiệu khác nhau, đây là thời điểm để doanh nghiệp rà soát lại xem các thương hiệu này đã được đăng ký bảo hộ hay chưa? Kiểm tra khả năng đăng ký nhãn hiệu thành công của từng tên nhãn. Nếu nhãn hiệu nào chưa được đăng ký bảo hộ, hãy thực hiện ngay việc này.

3. Kiến tạo các tài sản thương hiệu mới

Ngoài việc bảo vệ các tài sản thương hiệu hiện có, việc tạo ra các thương hiệu mới nhằm tạo thêm sức mạnh cạnh tranh cho phổ thương hiệu của bạn, đồng thời gia tăng tài sản thương hiệu là một cách rất hiệu quả để bảo vệ thương hiệu.

4. Bảo hộ thương hiệu ở tất cả các thị trường tương lai

Đừng để nước đến chân mới nhảy. Thế giới hiện nay rất phẳng. Việc một doanh nghiệp Mỹ tìm hiểu thương hiệu Việt Nam để đăng ký chặn trước là rất có thể. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định kinh doanh tại thị trường quốc tế hay làm thương mại không biên giới, bạn không nên chần chừ đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia dự định kinh doanh.

Nguồn: saokim.com.vn

 

Tìm hiểu thêm: Bộ sách Làm giàu từ kinh doanh – Hành trang vàng cho sự nghiệp kinh doanh Siêu Lợi Nhuận

Tủ sách Làm giàu từ kinh doanh - Làm giàu từ kinh doanh

ĐẶT SÁCH

0
0 20
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments