Các tay chơi Vin-Mart, Bách Hóa Xanh đã làm gì trên thị trường bán lẻ Việt Nam?
Thị trường bán lẻ khá sôi động trong thời gian vừa qua. Những tay chơi lớn như Vin-mart, Bách Hóa Xanh đã làm gì trên thị trường?
Thời gian vừa qua, chúng ta chứng kiến sự biến động lớn trên thị trường bán lẻ.
Sự rút lui khỏi Việt Nam của tập đoàn bán lẻ hàng đầu nước Pháp Auchan sau một thời gian hoạt động kém hiệu quả. Thương vụ bán chuỗi Vin-Mart của Vin Group cho Masan sau nhiều thông tin thua lỗ trước đó cũng khiến người tiêu dùng khá ngạc nhiên.
Thị trường bán lẻ và mô hình siêu thị không hẳn là một mô hình kinh doanh nhanh chóng có lợi nhuận tại thị trường tiềm năng này.
1. Nguyên nhân thất bại của bán lẻ Auchan – chuỗi siêu thị lớn của Pháp tại thị trường Việt Nam:
- Thời điểm ban đầu khi gia nhập vào hệ thống bán lẻ nước ta, Auchan được hứa hẹn sẽ mang lại những thành công vượt bậc như nó đã từng làm được tại các nước khác trên thế giới.
- Với kinh nghiệm quản lý từ châu Âu, cùng thời điểm ra đời khá thuận lợi, Auchan không có nhiều đối thủ cạnh tranh ngoài Lotte Mart, BigC, Co-op Mart. Với kỳ vọng sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và thu lại lợi nhuận cực kỳ cao, người Pháp tin tưởng sẽ thành lập được hơn 300 cửa hàng trên toàn quốc.
- Tuy nhiên, do việc lựa chọn phân khúc khách hàng sai lầm, giá cả chưa phù hợp với phần đông người tiêu dùng, Auchan trở nên khá mờ nhạt đối với người Việt. Mặt khác, thị trường trong nước ưa chuộng sự đa dạng, tổng hợp như các trung tâm thương mại, kết hợp tổ hợp ăn uống, vui chơi, giải trí…Trong khi Auchan khá đơn điệu với việc chỉ đi theo lối mòn là một siêu thị bán lẻ.
- Các chương trình khuyến mãi, giảm giá cũng không thường xuyên được tổ chức tại Auchan, là bất cập lớn nhất khiến người tiêu dùng quay lưng với cái tên này.
- Tất cả những điều đó là nguyên nhân để Auchan rời khỏi Việt Nam sau 4 năm ngắn ngủi.
2. Mảng bán lẻ Vin-Mart về tay Masan:
- Đi theo mô hình cửa hàng tiện lợi, Vin-Mart trở thành đối thủ lớn của Family Mart, Mini Stop. Ưu điểm của các cửa hàng này là sự nhỏ gọn, tiện dụng nên khách hàng có thể dễ dàng mua các mặt hàng thiết yếu, mà không cần chen chúc, chờ đợi thanh toán như khi mua hàng ở siêu thị.
- Nhưng nếu Family Mart hoạt động 24/24 giờ một ngày và 365 ngày trong năm, Vin-Mart đóng cửa hàng vào 10h tối và cũng nghỉ hoạt động vào các ngày lễ, Tết.
- Giá cả cao hơn so với các cửa hàng tạp hóa thông thường, nhưng thời gian phục vụ ngắn hơn so với các cửa hàng tiện lợi khác, Vin-Mart bị lửng lơ giữa khái niệm cửa hàng tạp hóa, hay tiện lợi, hay siêu thị nhỏ? Thực sự, người tiêu dùng không tìm ra được nhiều ưu điểm của thương hiệu này.
- Mặt khác, Vin-Mart cũng không thực sự đa dạng và phong phú về sản phẩm, ít chương trình khuyến mãi, giảm giá. Do đó, ngày nay, các cửa hàng Vin-Mart nhỏ dần mất cảm tình của người tiêu dùng.
- Sau một khoảng thời gian thua lỗ, ông chủ Vin Group đã bán chuỗi cửa hàng này cho Masan.
3. Chiến lược bán lẻ của Bách Hóa Xanh:
- Là cái tên khá mới mẻ trong thị trường bán lẻ Việt Nam, Bách Hóa Xanh ngày một phủ sóng rộng rãi và số lượng cửa hàng gia tăng nhanh chóng.
- Không xây dựng mô hình siêu thị, cũng không phải cửa hàng tiện lợi, Bách Hóa Xanh dường như là mô hình hiện đại hơn của chợ truyền thống.
- Tại đây, khách hàng có thể mua thực phẩm tươi sống, hoặc lựa chọn rau xanh, trái cây tươi ngon tại khu vực riêng.
- Nhờ việc mua hàng tại nguồn, tại nơi sản xuất, Bách Hóa Xanh có thể cung cấp sản phẩm tươi xanh với mức giá thấp, đủ sức cạnh tranh với chợ truyền thống.
- Mặt khác, dịch vụ khách hàng được chú trọng tốt, người tiêu dung có thể yêu cầu sơ chế cá, cắt thịt hay củ quả, với không gian sạch sẽ, mát mẻ hơn ngoài chợ.
- Có thể nói, việc định hướng kinh doanh và tập trung vào phân khúc khách hàng mục tiêu rất rõ rang ngay từ đầu của Ban lãnh đạo Bách Hóa Xanh, đã mang lại cho thương hiệu này những bước tiến khả quan trong những năm qua.
Nguồn: vietnambusinessinsider
Quyển sách dành cho những bạn khởi nghiệp bán lẻ: THẤU HIỂU NGƯỜI MUA, GIẢI MÃ TĂNG TRƯỞNG
ĐỌC THỬ
ĐẶT MUA
0 Comments