Yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển tốt trong thời biến động
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng những doanh nghiệp linh hoạt luôn có khả năng đạt được mục tiêu tài chính cao gấp 2 lần so với những doanh nghiệp trung bình.
Vậy sự linh hoạt ấy nằm ở đâu trong danh sách ưu tiên của doanh nghiệp? Nó có đang tồn tại hay không? Có thể nói, tính linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh. Rất nhiều nghiên cứu đã tiết lộ, những công ty linh hoạt sẽ đạt được hiệu quả tài chính khoảng 55%, cao gấp 2 lần so với những công ty ở mức trung bình là 25%.
Một nghiên cứu gần đây của Viện Gallup cũng đã chỉ ra rằng, trong số các doanh nghiệp đang định hướng trở nên linh hoạt thì có đến 60% doanh nghiệp chưa có thuộc tính văn hóa – sẵn sàng chia sẻ để ra quyết định nhanh chóng và biến mọi điều trở nên khả quan hơn.
Trong một báo cáo của Viện Chứng Nhận Nhân Sự (HRCI) đã cho thấy có đến 43% chuyên gia nhân sự thừa nhận rằng tổ chức của họ có thể ‘biến rủi ro thành cơ hội’ chỉ với chưa đến 1/3 nguồn lực được phát triển khả năng học tập và ra quyết định.
Mặc dù rất nhiều công ty nhận ra giá trị của tính linh hoạt, nhưng vẫn có số ít tổ chức cảm thấy mơ hồ trước điều này. Một điều quan trọng mà tổ chức cần nhớ rằng, hãy biến tính linh hoạt trở thành kỹ năng sinh tồn thiết yếu của doanh nghiệp, thay vì là một chủ đề bàn tán trong tổ chức.
Xây dựng tư duy linh hoạt trở thành văn hóa doanh nghiệp
Tốc độ ra quyết định và thực thi là kết quả của văn hóa và quy định của tổ chức. Hiểu một cách đơn giản, một doanh nghiệp không thể linh hoạt nếu “đôi chân” của nó bị buộc quá chặt bằng những quy định cứng nhắc.
Với tư cách là một nhà lãnh đạo – đặc biệt là vị trí Giám đốc Điều hành, bạn có thể xây dựng tính linh hoạt bằng cách nắm bắt bốn nguyên lý cơ bản sau.
1.Khơi dậy tư duy kinh doanh
Doanh nhân hay các nhà lãnh đạo thường có nhận thức và sự đánh giá nhu cầu cao hơn so với người khác. Đối với những người xuất sắc hơn, họ còn có sự tự nhận thức và thấm nhuần mọi thứ về doanh nghiệp. Bằng sự thấu hiểu, họ nhanh chóng điều chỉnh và tạo ra một nền văn hóa linh hoạt nhằm tạo ra cơ hội trong thị trường.
Các nhà lãnh đạo không phải là những kẻ mộng mơ. Họ là những ‘chiến binh’ luôn hướng đến kết quả tốt đẹp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Họ là những người dám chấp nhận rủi ro, tập trung vào giải pháp và luôn học hỏi. Thất bại sẽ không khiến họ đau đớn và bỏ cuộc. Mà nó chỉ đơn giản là cái giá phải trả trong quá trình nghiên cứu và phát triển.
Các nhà lãnh đạo có thành tích xuất sắc sẽ càng phát triển tốt hơn dưới áp lực. Nó sẽ thiết lập sự tập trung, thúc đẩy sự sáng tạo và nâng cao nhận thức để vươn lên trong thị trường.
Nếu không có tư duy kinh doanh, thì các ý tưởng dường như chỉ nằm trên giấy. Hãy nhớ rằng, nếu không thất bại thì cũng chẳng có thành công.
2. Kiến tạo nền tảng linh hoạt
Nếu doanh nghiệp của bạn chưa thể thích ứng với sự thay đổi hay không thể nắm bắt cơ hội, thì đây chính là lúc cần nói về tư duy linh hoạt. Tất cả mọi người trong tổ chức – từ lãnh đạo cấp cao, cấp trung đến nhân viên thực tập đều cần thấm nhuần văn hóa này. Nếu nền tảng của bạn không linh hoạt, thì chỉ cần một thay đổi nhỏ sẽ trở thành ‘điểm gãy’ và khiến cơ hội vụt mất.
Bằng cách dựa vào đòn bẩy công nghệ để hợp lý hóa cách vận hành, doanh nghiệp có thể giảm thiểu sự phức tạp của các quy trình. Sở dĩ một số doanh nghiệp có thể tự tin phát triển trong một thị trường hỗn loạn bởi vì họ đã xây dựng và phát triển dựa trên tư duy linh hoạt. Thế giới hiện nay đang biến động hơn bao giờ hết, vì thế doanh nghiệp luôn phải sẵn sàng xoay trục khi cần thiết.
Theo đó, hãy dành thời gian để đánh giá các quy trình cốt lõi trong doanh nghiệp. Tất nhiên, điều này sẽ không làm rối tung mạch làm việc hiện tại. Thay vào đó, nó sẽ giảm thiểu sai lầm và gia tăng hiệu quả công việc. Hãy đánh giá thường xuyên các quy trình làm việc. Đừng quá chú trọng vào câu hỏi Làm cái gì? Làm như thế nào?, hãy tập trung vào việc Tại sao phải làm điểu này? Chỉ như vậy, doanh nghiệp mới có thể linh hoạt hơn.
3. Xác định, làm rõ và mở rộng mục tiêu cốt lõi
Các doanh nghiệp linh hoạt ngày nay thường tập trung vào các mục tiêu cối lõi, gắn kết đội ngũ xung quanh vấn đề và giải pháp. Cách tiếp cận này sẽ tạo ra sự kết nối cảm xúc đáng kể, nâng cao sự đổi mới, sáng tạo và khả năng sinh tồn.
Nếu bạn muốn tạo ra quyết định nhanh và thông minh hơn, thì hãy đảm bảo từng người trong đội ngũ hiểu rõ vai trò của họ tại vị trí mà họ đang ngồi. Tất cả mọi người đều cần có cảm xúc khi làm bất cứ việc gì.
Các thành viên tương tác càng nhiều về mục tiêu thì cơ hội càng trở nên dễ nhận thấy. Hãy học hỏi từ sai lầm để tìm ra cách làm mới tối hơn.
4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hợp tác cởi mở và giao tiếp thẳng thắn
Không còn nghi ngờ gì khi các tổ chức hợp tác cởi mở gặt hái được nhiều thành công trong kinh doanh. Điển hình nhất có thể thấy các tổ chức quân sự hoặc nhóm nghiên cứu thường kết nối cùng nhau rất chặt chẽ để thực hiện nhiệm vụ của họ. Cách hợp tác này thường tạo ra những quyết định nhanh chóng vì tất cả các khía cạnh của vấn đề đều đã được nắm bắt.
Có thể nói, mục tiêu cuối cùng của việc hợp tác cởi mở và linh hoạt chính là sự cải tiến có chủ đích, can đảm và liên tục.
Với vai trò là một nhà lãnh đạo, một Giám đốc Điều hành, bạn nên thiết lập lại văn hóa doanh nghiệp để hỗ trợ triệt để cho nhân viên ở mọi cấp độ. Nhân viên cần tự do mắc sai lầm, lãnh đạo cần tự nhận thức để chấp nhận những phản hồi bất ngờ và đội ngũ cần học cách tin tưởng lẫn nhau.
Nếu không có sự giao tiếp cởi mở và thẳng thắn thì sự sáng tạo sẽ không thể phát triển và tất nhiên doanh nghiệp cũng sẽ không đạt được bất cứ cơ hội nào nếu không có rủi ro.
Tin tốt lành là để phát triển văn hóa linh hoạt thì doanh nghiệp chỉ cần tạo ra những thay đổi nhỏ nhằm cộng hưởng nên sự phát triển lớn.
Trong bối cảnh kinh doanh biến động và phức tạp ngày nay, những kẻ mạnh nhưng cứng đầu sẽ khó tồn tại, nhưng những doanh nghiệp linh hoạt thì có thể phát triển mạnh mẽ.
Nguồn: Sổ tay doanh trí
Có thể bạn quan tâm: GÓC NHÌN ALAN – DÀNH TẶNG DOANH NHÂN VIỆT TRONG THẾ TRẬN TOÀN CẦU