11 nghệ thuật xây dựng lòng tin nơi khách hàng

By Le Na 14/09/2020 17:32

Xây dựng lòng tin với khách hàng là điều vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Lòng tin của khách hàng là gì? Đâu là cách xây dựng lòng tin với khách hàng hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Niềm tin khách hàng là gì? Tại sao chúng là quan trọng đến vậy. Xây dựng lòng tin với khách hàng là con đường an toàn, vững chắc nhất để có được mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nền tảng tạo nên những khách hàng trung thành.

Người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính, cẩn trọng và hoài nghi về những lựa chọn sản phẩm của mình. Nâng cao sản phẩm, trải nghiệm cho khách hàng có thể giúp bạn nổi bật hơn đối thủ, giữ khách tốt hơn. Với những dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng, thống kê của Hubspot cho thấy có tới 93% khách hàng sẽ quay lại với thương hiệu của bạn.

Vậy cách xây dựng lòng tin với khách hàng là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

1. Chia sẻ câu chuyện doanh nghiệp

Đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lần đầu tiếp cận người dùng mới cần vô cùng tỉ mỉ trong việc chia sẻ câu chuyện doanh nghiệp mình.

Thương hiệu của bạn là gì? Sản phẩm bạn đang cung cấp là gì? Bạn tới từ đâu? Trước khi trả lời những câu hỏi đó, hãy dựng lên một câu chuyện cho thương hiệu của riêng mình.

Bạn đã từng có những thành tựu, giải thưởng hay công nhận gì? Đi thẳng tới giá trị và tính xác thực của thương hiệu thông qua câu chuyện thành công của mình. Website là nơi bạn có thể làm điều đó. Đặc biệt nổi bật phần giới thiệu – thành tựu từ doanh nghiệp, hoặc đi theo chuỗi thời gian hình thành và phát triển của công ty, trả lời câu hỏi về mục đích hình thành, định hướng, xu thế chung phát triển.

Nếu bạn là doanh nghiệp mới, chưa có nhiều thành tựu, hãy kể câu chuyện về sản phẩm, ý nghĩa thương hiệu. Cố gắng gắn liền thông điệp câu chuyện với thương hiệu, gây cảm xúc, ấn tượng mạnh cho người truy cập.

2. Chân thành và minh bạch

Có được lòng tin của khách hàng không phải câu chuyện ngày một ngày hai, bạn cần phải thật nỗ lực để đạt được nó. Điểm cộng lớn nhất dành cho bạn nếu bạn đang phô bày sự chân thành và minh bạch với khách hàng.

Hiểu sản phẩm, cung cấp thật đúng những tính năng, công dụng của chúng. Người dùng đã quá chán ngán với những mẫu slogan như “số 1 Việt Nam”, “hàng đầu thế giới”. Đừng tham lam phóng đại sản phẩm, cho khách hàng những gì họ cần như giá cả, giới hạn của sản phẩm để họ có thể đưa ra quyết định phù hợp.

3. Hiểu đúng khách hàng

Bạn đã thực sự hiểu đúng khách hàng chưa? Họ có nhu cầu cho dòng sản phẩm gì? Họ đang có vấn đề gì cần giải quyết. Hiểu đúng khách hàng là bước đầu tiên trong hình thành những chiến dịch Marketing mới, là cách xây dựng lòng tin với khách hàng.

Mỗi khách hàng có những vấn đề khác nhau, có nhu cầu khác nhau cần giải quyết, Bạn không thể áp đặt một tiêu chuẩn khách hàng cho mọi người khách hàng đang phục vụ. Tìm hiểu, phân tích để thấu hiểu vấn đề của khách hàng, bạn không chỉ thu được lợi nhuận, mà lâu dài còn níu giữ được lượng khách hàng trung thành bởi họ tin doanh nghiệp bạn có thể giải quyết các mối lo ngại của họ.

4. Chia sẻ những phản hồi của khách hàng

Bất kế là phản hồi tiêu cực hay tích cực, lượt review đóng vai trò vô cùng lớn trong quyết định mua hàng, xây dựng lòng tin của khách hàng. “9 trên 10 người nói rằng họ tin điều khách hàng nói hơn là những gì doanh nghiệp kinh doanh nói“.

95% người dùng chia sẻ, dù phản tích cực hay tiêu cực, sự xuất hiện của nó tác động lớn đến quyết định mua hàng của họ. Nhiều cuộc thí nghiệm đã chỉ ra kết quả tương tự, vậy việc của bạn là gì? Hãy khuyến khích các khách hàng cũ để lại đánh giá sau khi mua hàng. Điều này vừa thu hút sự chú ý của người truy cập mới, chứng tỏ sự minh bạch của công ty, từ những đánh giá đó bạn có thể cải tiến thêm về dịch vụ, sản phẩm của mình.

5. Tạo hình ảnh, video trải nghiệm trực quan cho khách hàng

Với vị trí là người khách hàng, họ tin tưởng nhưng ý kiến mang tính khách quan hơn là những gì được quảng cáo. Sử dụng các influencer hay đại sứ thương hiệu trực tiếp thực hiện trải nghiệm sản phẩm, diễn thuyết trước đám đông sẽ hiệu quả hơn nhiều. Tạo nên các video trải nghiệm trực quan chính là cách xây dựng lòng tin với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.

6. Gần gũi hơn với khách hàng

Gần gũi hơn với khách hàng, nhưng bằng cách nào? Kinh doanh trực tuyến là quá trình tương tác ảo giữa người mua và người bán, không cần tiếp xúc.

Cách tốt nhất để bạn giúp người mua cảm thấy liên kết, gắn bó với thương hiệu là để họ “gặp gỡ” những người đứng đằng sau sản phẩm họ muốn mua. Gặp gỡ ở đây là trình diện cho họ hình ảnh đội ngũ, con người của thương hiệu trên website, tạo nên những cảm nhận, những tương tác con người. Hãy hạ gục khách hàng bởi sự chân thành và gần gũi.

7. Nâng cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng

Nâng cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng, đặc biệt là những chính sách hoàn trả sản phẩm và đối đãi đặc biệt với người mua hàng trung thành là cách hay để xây dựng lòng tin với khách hàng.

Cải tiến từ những công đoạn nhỏ nhất như bao bì, đóng gói giao hàng để sản phẩm đến tay khách hàng giữ nguyên chất lượng, hay tạo ra những chương trình khuyến mãi lớn tri ân khách hàng cũ. Làm nổi bật các chính sách hỗ trợ về dịch vụ và sản phẩm trên website chính, đào tạo đội ngũ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp nhằm kịp thời giải quyết vấn đề khách hàng.

8. Xây dựng danh tiếng bền vững

Bạn có thể dành cả hàng năm trời trong việc xây dựng thương hiệu, và mọi công sức có thể bị “đổ sông đổ bể” chỉ bởi vài phút bất cẩn. Hãy coi trọng việc giữ gìn danh tiếng của doanh nghiệp bằng cách cung cấp những sản phẩm tuyệt vời, dịch vụ kịp thời với đội ngũ nhân viên nhiệt tình giúp đỡ.

Đặc biệt quan tâm đến đội ngũ nhân viên làm việc, có những chính sách đối đãi phù hợp để họ làm việc thật hết mình và hiệu quả. Trước khi đánh giá thái độ của khách hàng, hãy xem cách nhân viên của bạn đang làm việc. Nếu họ yêu thích và vui vẻ với công việc của mình, rất có thể khách hàng của bạn cũng vậy.

9. Chia sẻ các case-study

Bên cạnh các review đánh giá, chia sẻ các câu chuyện thành công từ phía khách hàng cũ có thể tạo nên một niềm tin vững chắc hơn cho những khách hàng mới. Đây là cách xây dựng lòng tin với khách hàng không làm tốn quá nhiều thời gian, công sức của bạn, tuy nhiên hiệu quả của chúng là vô cùng to lớn.

Đưa cho khách hàng những thông tin giá trị, những hiệu quả sản phẩm đem lại cho những khách hàng quen thuộc của thương hiệu giúp tập người dùng mới có cái nhìn trực quan hơn. Liệu sản phẩm này thực tế giúp khách hàng giải quyết vấn đề như thế nào, giải quyết đến đâu, các case study thực tế bạn đưa ra có thể giúp khách hàng trả lời được câu hỏi đó.

10. Tương tác nhiệt tình với khách hàng

Điều này là vô cùng quan trọng. Nhân viên của bạn có đang luôn sẵn sàng trả lời tư vấn của khách hàng không?

Mục liên hệ trên trang web có lẽ mà mục thu hút để lại nhiều chuyển đổi nhất, khi mới đến với những sản phẩm mới, khách hàng có những thắc mắc cần tư vấn ngay tại thời điểm đó, và nếu đội ngũ nhân sự của bạn chưa sẵn sàng, khách hàng có thể bỏ đi ngay.

Việc bạn đáp ứng, đưa ra cho khách hàng nhiều sự lựa chọn trong phương thức liên hệ, với số điện thoại liên lạc, địa chỉ công ty cụ thể có thể giúp khách hàng an tâm hơn trong thực hiện giao dịch.

Duy trì các tương tác thực nhiều nhất có thể không chỉ giúp bạn gia tăng chuyển đổi, cơ hội thu đơn hàng, khách hàng còn cảm thấy gần gũi, tin tưởng doanh nghiệp bạn hơn nữa. Hãy luôn sẵn sàng mỗi khi khách hàng cần!

11. Nâng cao khả năng bảo mật thông tin

Bảo mật thông tin hiện nay là một vấn đề vô cùng nóng trên thế giới. Người dùng ngày càng đề cao cảnh giác trước các lời đề nghị để lại thông tin liên lạc. Vấn đề bị đánh cắp dữ liệu, lợi dụng thông tin, bị theo dõi gây nên rào cản cho rất nhiều khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp.

Liệu bạn trông có đủ tin cậy để một khách hàng mới tin tưởng để lại số di động, địa chỉ email không? Đây là vấn đề mà nhiều trang web cần phải được khắc phục tối ưu. Website giao diện lạc hậu, không rõ thông tin cụ thể doanh nghiệp, quá nhiều quảng cáo,… là những vấn đề cản trở khách hàng đặt lòng tin vào bạn.

Hãy thể hiện sự minh bạch, rõ ràng, tối ưu lại các nội dung đăng tải, có cam kết về bảo mật thông tin người dùng. Bên cạnh đó bạn cũng nên đề cao cảnh giác, nâng cấp các phần mềm lưu trữ dữ liệu để tránh xảy ra tình huống xấu. Đảm bảo an toàn giao dịch cho bạn và khách hàng là điều mỗi khách hàng cần và trách nhiệm đó không ai khác doanh nghiệp phải cam kết.

KẾT

Trên đây là một số lưu ý cho doanh nghiệp trong xây dựng lòng tin và cách xây dựng lòng tin với khách hàng. Phương cách xây dựng lòng tin với khách hàng đã có, hãy áp dụng triệt để cho việc kinh doanh diễn ra thuận lợi. Không ngừng cải thiện, nâng cấp chất lượng sản phẩm, bộ máy làm việc là điều cần thiết nhất. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: AutoAds

Có thể bạn quan tâm: Siêu Cò – Cách thức biến Quan hệ thành Tiền tệ – Judy Robinett

Siêu Cò – How To Be A Power Connector

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

 

0
0 29
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments