Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay thế Content Writer trong tương lai?
Bà Inbar Yagur – Trưởng bộ phận Marketing của Keywee, nhà cung cấp hàng đầu về sáng tạo nội dung dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) cho hơn 100 cơ quan truyền thông đã đưa ra quan điểm về việc liệu trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thay thế con người trong sáng tạo nội dung.
Lịch sử của Trình tạo nội dung tự động từ AI
Trình tạo ngôn ngữ tự động (Natural-language Generation – NLG) có mặt từ những năm 1960 và được sử dụng cho thương mại trong gần 30 năm. Tuy nhiên, NLG không được đánh giá cao vì tạo ra những văn bản lỗi về đọc hiểu, dễ nhận biết là do máy tính tạo ra. Sau đó thì “trình xáo trộn nội dung” đã xuất hiện với hy vọng khiến thuật toán tìm kiếm của Google sẽ nhận ra văn bản do AI viết là nội dung “mới”. Nhưng kết quả là NLG vẫn không thể đáp ứng kỳ vọng này và không vượt qua được thuật toán tìm kiếm của Google.
Với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của khoa học máy tính, AI (Artificial Intelligence) – Trí tuệ nhân tạo được phát triển để giúp máy tính có được trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận, biết giao tiếp và biết cả sáng tạo nội dung – đảm nhận vai trò như một Content Writer đích thực. Một vài năm trước, các mô hình mới xuất hiện, đã góp phần cải tiến trí tuệ nhân tạo (AI), giúp xử lý nhiều tác vụ ngôn ngữ tự nhiên hơn, bằng với số lượng tác vụ mà con người có thể đạt được. Hiện nay, bạn không cần phải nhập một bộ quy tắc và thông số nghiêm ngặt để trí tuệ nhân tạo (AI) có thể sản xuất nội dung chất lượng nữa. Các mô hình mới đây yêu cầu ít quy tắc hơn để tạo ra nội dung chuẩn xác và thậm chí chúng có thể giải thích các thông số đó mà không cần con người tác động vào. Sự thay đổi đó làm cho nội dung do AI tạo ra được sử dụng hiệu quả trong nhiều ứng dụng thương mại hơn.
Nói một cách đơn giản: Máy tính có khả năng đọc rất tốt, giúp chúng có thể viết một cách khoa học hơn. Điều này đã khiến rất nhiều người phải bất ngờ. Tuy nhiên, việc tạo ra nội dung của AI vẫn chưa thể đạt đến mức độ có thể thay thế tư duy sáng tạo của con người.
AI không thông minh như bạn nghĩ
Hãy đơn giản hóa khái niệm NLG như sau: Bạn cung cấp đầu vào cho nó. Nó đọc đầu vào đó và tạo đầu ra. Để “đầu ra” được “mượt mà” như thể do người viết, cần phải dạy cho phần mềm AI biết “chất người” trong nội dung được thể hiện như thế nào và xác định yêu cầu cho sản phẩm đầu ra. Để AI có thể làm việc hiệu quả, cần có sự can thiệp, điều chỉnh kỹ lưỡng từ con người. Hiểu theo cách đơn giản: AI là một sinh viên. Con người sẽ là giáo viên của nó.
Ví dụ: Mô hình ngôn ngữ AI GPT-3 đã được ca ngợi và thương mại hóa trong năm 2020. Các nhà phát triển và nghệ sĩ Arram Sabeti đã sử dụng nó để tạo một số văn bản mẫu và đăng nó lên blog. Họ viết: “Chúng tôi thường không phải làm việc quá vất vả để viết được một văn bản mạch lạc đáng kinh ngạc, chỉ bằng một gợi ý đơn giản từ GPT-3”.
Đánh giá chung, GPT-3 thực sự hữu dụng nhưng cũng tồn đọng nhiều nhược điểm như:
- Độ dài giới hạn chỉ trong một vài đoạn văn
Với định dạng nội dung ngắn, độ chính xác trong việc tạo nội dung đúng với ý đồ người viết là chưa cao. Một số văn bản tưởng như hoàn hảo cũng có 1-2 lỗi nhỏ.
- Việc trau chuốt chỉnh sửa bởi con người sau khi AI tạo nội dung vẫn là cần thiết
Vậy liệu rằng sẽ có phiên bản cải tiến GPT-4? Nó sẽ tốt hơn và mang tính ứng dụng cao hơn? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, không thể thiếu sự can thiệp, điều chỉnh của con người. Nội dung do AI tạo ra cần trải qua nhiều vòng kiểm tra để tìm ra văn bản hiệu quả nhất và mang lại ROI (Return on Investment – Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng chi phí bỏ ra) cao nhất. Điều này mất nhiều thời gian và tốn ngân sách khổng lồ. Cho nên con người vẫn cần phải xử lý các thông điệp truyền thông sao cho phù hợp với tính cách thương hiệu, công chúng của mình. Điều này làm nên sự khác biệt, giúp cho thông điệp đó không bị lạc trong những thông điệp khác. “Sức mạnh thực sự của nội dung do AI tạo là chỉ giúp tìm ra ngôn ngữ phù hợp để tiếp cận khán giả của bạn.” @content_fairy @CMIContent. #AI đăng trên Twitter.
Bước tiến của AI trong mảng sáng tạo nội dung
Nếu bạn là một nhà văn nhưng ghét sự bế tắc khi bắt tay vào việc viết lách, thay vì trì hoãn với một mớ ý tưởng bỏ đi, bạn có thể cần đến sự hỗ trợ của AI. AI có thể giúp bạn sắp xếp các ý tưởng rời rạc đó thành một bài viết hoàn chỉnh. Mặt khác, AI có thể soạn lại bản thảo nội dung, hạn chế những cảm xúc tiêu cực của nhà văn trong bài viết.
Khi được nhập liệu về đề tài của bài biết này, AI đã giúp xây dựng một dàn ý như sau:
- Phần 1: Trình tạo sao chép AI là gì?
- Phần 2: Những hạn chế của trình tạo bản sao AI
- Phần 3: Tại sao cần có con người
- Phần 4: Các doanh nghiệp đang sử dụng trình tạo sao chép AI như thế nào
Bài học rút ra: Đừng sợ AI, hãy “sử dụng” nó!
Tổng quan, AI có thể giúp bạn từ bước lên khung nội dung đến bước hoàn thiện một văn bản hoàn chỉnh. Tạo ra nội dung hoàn chỉnh chỉ qua một vài hướng dẫn cơ bản. Tạo nội dung phù hợp, có thể điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu và tính cách của thương hiệu.
Gợi ý cách để tạo ra nội dung cho các định dạng văn bản như biểu mẫu, lời mở đầu hay dàn ý nội dung.
Nhưng còn nhiều hơn thế nữa! Các doanh nghiệp có thể sử dụng AI để tạo ra nội dung thống nhất, phục vụ việc giao tiếp giữa các phòng ban thông qua các kênh. Ví dụ như tiêu đề email, nội dung trang web, quảng cáo,… Cách này giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều thời gian.
Tổ chức phi lợi nhuận Village of the Valley, một khách hàng của Anyword, tạo ra rất nhiều nội dung về những gì họ làm và để trao quyền cho các tình nguyện viên. Người sáng lập, Brandi Powell, thấy thật nhàm chán khi phải nói đi nói lại cùng một thông điệp theo những cách khác nhau. Nội dung do AI tạo đã giúp cô ấy tìm ra những cách mới để truyền đi cùng một thông điệp nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Hãy nhìn nhận AI như một đồng đội
Không chắc bạn có nhận ra điều này khi dùng Google Tài liệu hay không, nhưng Google Tài liệu sẽ tự động đề xuất thay thế từ sai hay từ kế tiếp và hoàn thành các câu cho bạn (nếu bạn đồng ý bằng cách nhấn nút tab). AI thường chỉnh sửa chuẩn xác và hạn chế các lỗi chính tả. Đó là cũng là được coi là một ứng dụng của NLG.
Cho dù bạn đang sử dụng nội dung do AI tạo để đưa ra ý tưởng, nhân bản một thông điệp với nhiều cách diễn đạt hay tạo ra những thông điệp phù hợp đặc điểm về nhân khẩu học của công chúng, bạn vẫn là người đứng sau những nội dung đó. Bạn vẫn đang là người kiểm soát, điều hướng thông tin. Hãy tập làm quen với sự hỗ trợ của AI trong tương lai. Bước đầu sẽ hơi phức tạp nhưng với tầm nhìn lâu dài, AI là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc sáng tạo những nội dung linh hoạt, mới mẻ, độc đáo.
Nguồn: Content Marketing Institute
Có thể bạn quan tâm: Marketing giỏi phải kiếm được tiền – Cựu CEO Marketing Coca Cola Segio Zyman