Thế hệ Gen Z lạc quan độc hại: Tôi “vui vẻ” nhưng “chết trong lòng”
“Tích cực” và “lạc quan” được xem là cụm từ mà Gen Z hấp thụ vào nhiều nhất mỗi ngày. Khái niệm lạc quan độc hại ra đời khi cả thế giới đang đứng giữa giai đoạn căng…
“… Đôi khi ta cố đánh lừa chính mình rằng cuộc sống này thật tuyệt vời. Chúng ta phủ nhận tính đương nhiên của một dòng chảy cảm xúc “tiêu cực”….”
Tại sao “lạc quan” rồi mà ta vẫn “tiêu cực”?
“Tích cực” và “lạc quan” được xem là cụm từ mà Gen Z hấp thụ vào nhiều nhất mỗi ngày. Khi cả thế giới đang đứng giữa giai đoạn căng thẳng của COVID-19, có hàng nghìn webinar được tổ chức nhằm truyền tải kiến thức và năng lượng tích cực. Blogger, Vlogger, KOLs kêu gọi: “Hãy giữ tinh thần lạc quan trong bất kì hoàn cảnh nào!”. Thông điệp ấy là như thế! Ta cũng đã lạc quan hết mức rồi, nhưng sao sâu trong lòng ta vẫn lo sợ thật nhiều điều? Vậy là ta đang tích cực hay đang tiêu cực?
“Lạc quan” được hiểu đơn giản là trạng thái tinh thần mà ở đó, ta có niềm tin và hy vọng vào một kết quả tốt đẹp trong mọi hoàn cảnh. Thế nhưng, lạc quan chỉ dừng lại ở cảm xúc nhất thời, còn tích cực lại hướng tới kết quả. Có một nghịch lý rằng: nếu cứ lạc quan nhìn khó khăn, mà không thể giải quyết thử thách đó, lâu dần chúng ta rồi sẽ sinh ra chán nản, thất vọng về bản thân. Nếu điều đó xảy ra với bạn, thì “chúc mừng”, bạn đã quay vào ô “Lạc quan độc hại”
Phương trình “Lạc quan độc hại” :
Lạc quan + Bế tắc = lạc quan độc hại
Hiểu rõ hơn, “lạc quan độc hại” là sự hòa trộn lệch chuẩn giữa tâm lí vui vẻ trong mọi tình huống với nhận thức thực tế về hoàn cảnh. Quá trình “lạc quan độc hại” có thể dẫn đến việc phủ nhận, giảm thiểu và vô hiệu hóa trải nghiệm cảm xúc đích thực của con người. Cái gì quá thì cũng không tốt! Khi không cho phép sự tồn tại của những cảm giác thực sự bộc phát, chúng ta dễ rơi vào tình trạng phủ nhận và kìm nén nó. Đôi khi ta cố đánh lừa chính mình rằng cuộc sống này thật bình yên, bằng cách giả vờ trong ta chỉ chứa đựng “những rung cảm tích cực”.
Công thức của tích cực được tính như sau:
Lạc quan + Cố gắng giải quyết vấn đề = Tích cực
Trên thực tế, “Tích cực” có nét nghĩa khá tương đồng với lạc quan, cùng đem đến cho chủ thể góc nhìn tươi sáng về hoàn cảnh hiện tại, biến thách thức thành cơ hội. Tuy nhiên, “tích cực” và “lạc quan” được xem như hai anh em cùng cha khác mẹ, khi mà đích đến cuối cùng của “tích cực” là việc “vượt qua được tình huống khó khăn”.
Dấu hiệu nhận biết tôi đang trải qua “toxic optimism”
1. Cảm thấy tội lỗi với những gì mình đang thực sự cảm nhận
2. Giảm thiểu sự thương cảm của người khác bằng tuyên bố hùng hồn: “Tôi ổn, tôi mạnh mẽ và hoàn toàn cảm thấy tốt”
3. Chế giễu, tức giận hoặc kì thị mỗi khi ai đó nhắc đến sự thất vọng, đau khổ hay bất kì cảm xúc nào không mang nghĩa “tích cực”
4. Dễ dàng loại bỏ hoặc lơ đẹp những thứ khiến bạn phiền lòng, với tâm thế: “Mọi thứ là vậy và không thể thay đổi. Chấp nhận nó đi!”
Đôi khi chúng ta cũng dễ khiến người khác cảm thấy “lạc quan độc hại” với những câu nói quen thuộc. Thế nhưng ngẫm lại, có chăng mình nên nói khác đi?
Hiểu rõ hơn, “lạc quan độc hại” là sự hòa trộn lệch chuẩn giữa tâm lí vui vẻ trong mọi tình huống với nhận thức thực tế về hoàn cảnh. Quá trình “lạc quan độc hại” có thể dẫn đến việc phủ nhận, giảm thiểu và vô hiệu hóa trải nghiệm cảm xúc đích thực của con người.
Cái gì quá thì cũng không tốt! Khi không cho phép sự tồn tại của những cảm giác thực sự bộc phát, chúng ta dễ rơi vào tình trạng phủ nhận và kìm nén nó.
Đôi khi ta cố đánh lừa chính mình rằng cuộc sống này thật bình yên, bằng cách giả vờ trong ta chỉ chứa đựng “những rung cảm tích cực “.
Gen Z ơi, hãy tránh xa lạc quan độc hại càng sớm càng tốt nhé!
Nguồn: Sưu tầm
Có thể bạn quan tâm: GEN Z – ĐỌC VỊ THẾ HỆ SỐNG ẢO