Ray Dalio cho rằng người thất bại đều vướng phải 4 cái bẫy này, bạn nghĩ mình tránh được bao nhiêu?

By Le Na 13/09/2021 19:00

Trong cuốn sách của mình mang tên Principles: Life & Work (tạm dịch Ray Dalio: Phương châm Cuộc sống và Sự nghiệp), vị tỷ phú viết: “Mục tiêu mà bạn lựa chọn sẽ giúp định hình cho con đường phía trước của bạn. Sẽ luôn luôn tồn tại một con đường khả thi nhất. Và, việc mà bạn phải làm là tìm ra cho bằng được và dũng cảm tiến bước trên con đường đó”.

Ray Dalio cho rằng người thất bại đều vướng phải 4 cái bẫy này, bạn nghĩ mình tránh được bao nhiêu?

Những người xác định sai động lực, ao ước theo đuổi thật nhiều thứ cùng lúc, thường là những cá nhân chi hoàn thành ít trong số các mục tiêu đặt ra, hay tệ hơn là chẳng đạt được bất cứ điều gì. Kết quả cuối cùng chỉ là thất bại mà thôi.

Thỉnh thoảng, quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp một cách như ý thực sự trông giống như một nhiệm vụ bất khả thi. Và, đó hoàn toàn không phải là lời nói quá. Theo một báo cáo vào năm 2017 của công ty tư vấn quản lý quốc tế Gallup, hơn 50% công nhân Mỹ không cảm thấy hứng thú với công việc hiện tại. Thậm chí, có đến 16% người lao động tiết lộ rằng, họ còn “nản chí thường trực”.

Chia sẻ về vấn đề trên, tỷ phú Ray Dalio – nhà sáng lập của quỹ đầu tư Bridgewater Associates – nói rằng, để có thể sở hữu một sự nghiệp như ý, thì bước đi cần thiết đầu tiên chính là lập mục tiêu cụ thể, rõ ràng.

Trong cuốn sách của mình mang tên Principles: Life & Work (tạm dịch Ray Dalio: Phương châm Cuộc sống và Sự nghiệp), vị tỷ phú viết: “Mục tiêu mà bạn lựa chọn sẽ giúp định hình cho con đường phía trước của bạn. Sẽ luôn luôn tồn tại một con đường khả thi nhất. Và, việc mà bạn phải làm là tìm ra cho bằng được và dũng cảm tiến bước trên con đường đó”.

Tất nhiên, việc đặt mục tiêu cho bản thân, nhất là với những quyết định mang tính quan trọng, chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, và những sai lầm kéo theo có thể gây ra tác động lớn về mặt lâu dài. Do đó, để có thể đặt mục tiêu rõ ràng, cụ thể và tối ưu nhất, dưới đây là 4 “cái bẫy” mà tỷ phú Ray Dalio khuyên mọi người nên tuyệt đối tránh.

1. Mục tiêu nào cũng muốn theo đuổi

Đầu tiên, bạn cần phải xác định rõ, bản thân mong muốn điều gì nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc ưu tiên cho một số thứ và buộc phải loại bỏ một vài thứ khác, Dalio viết. Vị tỷ phú chia sẻ: “Đồng ý là bạn có thể sở hữu gần như bất cứ thứ gì mình muốn, song trên thực tế, bạn không thể nào có tất thảy mọi thứ được. Cuộc sống này giống như một bàn tiệc buffet khổng lồ, với vô vàn món ăn ngon tới mức bản thân bạn khó mà hình dung được. Lựa chọn một mục tiêu, thông thường luôn đi kèm với việc phải từ bỏ một vài thứ mà bạn muốn, để sở hữu những thứ khác mà bạn cần hay ao ước nhiều hơn”.

Không biết kén chọn là một sai lầm rất lớn, Dalio nhấn mạnh. “Một số người thậm chí đã thất bại ngay từ giai đoạn này, từ trước khi họ kịp bắt đầu lập mục tiêu. Vì không muốn bỏ điều này, sót điều kia, họ theo đuổi quá nhiều mục tiêu cùng lúc và rốt cuộc chi hoàn thành một ít trong số đó hay tệ hơn là chẳng đạt được bất cứ điều gì cả. Đừng bao giờ để bản thân bị choáng ngợp bởi những lựa chọn của bạn”, Dalio nói.

Lời khuyên này được chính vị tỷ phú đúc kết từ con đường làm giàu của mình. Từ khi còn rất trẻ, Dalio đã quyết định theo đuổi con đường tài chính. Năm lên 12 tuổi, ông đã mua tấm cổ phiếu đầu tiên. Tốt nghiệp viện kinh doanh Harvard khi vừa đôi mươi, ông đã thành lập Bridgewater Associates tại chính căn hộ của mình ở New York. Giờ đây, Bridgewater Associates là một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới với tổng tài sản quản lý vào khoảng 160 tỷ USD.

Ray Dalio cho rằng người thất bại đều vướng phải 4 cái bẫy này, bạn nghĩ mình tránh được bao nhiêu?

2. Lẫn lộn giữa mục tiêu và khao khát

Khi cân đo, đong đếm tham vọng hay xác định những điều cần được ưu tiên sắp tới, bạn cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa mục tiêu và khao khát. “Một mục tiêu cụ thể đơn giản là thứ mà bạn thực sự cần phải hoàn thành. Trong khi đó, khao khát lại là điều mà bạn rất muốn làm, song có thể ngăn cản bạn đến với mục tiêu của mình”, Dalio viết.

Ví dụ, “mục tiêu của bạn có thể là sở hữu sức khoẻ tốt và hình thể cân đối, trong khi khao khát của bạn lại là được ăn đồ ăn ngon, mặc dù chúng chẳng hề tốt cho sức khoẻ một chút nào cả. Đây đơn giản chỉ là lời ví dụ thôi; nếu bạn không thích gò ép bản thân và muốn trở nên lười biếng thì cũng chẳng sao cả. Bạn có thể theo đuổi bất cứ mục tiêu nào mình muốn. Thế nhưng, nếu như bạn không muốn trở thành một kẻ lười biếng phát phì, thì tốt nhất là đừng nên đả động đến bất kỳ bịch khoai tây chiên nào cả”, vị tỷ phú chia sẻ.

Còn trong dựng xây sự nghiệp, may mắn thay, cả mục tiêu lẫn khao khát của bạn có thể song hành. Ví dụ, nếu như bạn thích được cùng làm việc với người khác hơn phải chôn chân sau màn hình máy tính tại văn phòng; và mục tiêu của bạn là mang đến sự khác biệt cho cộng đồng, hãy tìm một công việc cho phép bạn hoàn thành cả hai.

Vị tỷ phú 69 tuổi đúc kết: “Dung hoà cả mục tiêu lẫn khao khát sẽ là cách để bạn quyết định điều mình thực sự muốn làm trong cuộc đời này. Bởi lẽ, đến cuối cùng, điều đủ sức khiến bạn hài lòng với bản thân, chỉ có thể là một công việc đáp ứng được cả hai yếu tố”.

3. Xác định sai động lực

Ngày nay, có khá nhiều người xem tiền bạc là động lực làm việc duy nhất của họ. Tuy nhiên, theo nhà sáng lập của Bridgewater Associates, động lực thúc đẩy một cá nhân hoàn thành mục tiêu không nên chỉ dừng ở mức tiền bạc.

Ray Dalio cho rằng người thất bại đều vướng phải 4 cái bẫy này, bạn nghĩ mình tránh được bao nhiêu?

Vị tỷ phú khuyên: “Đừng nhầm lẫn bản thân thành công với những thứ mà thành công mang lại. Việc định lượng thành tích bằng một con số cụ thể là tốt; tuy nhiên, những kẻ lúc nào quanh đi quẩn lại cũng chỉ biết có mỗi xe sang hay giày dép đắt tiền thường rất hiếm khi hạnh phúc. Bởi lẽ, họ không biết bản thân thực sự mong muốn điều gì. Do đó, chẳng có thứ gì đủ sức thỏa mãn họ cả”.

Trên thực tế, rất nhiều doanh nhân thành công đều bày tỏ quan điểm rằng, động lực làm việc của họ đến từ sự hài lòng, chứ không phải tiền bạc. CEO của Apple – Tim Cook, tỷ phú người Anh – Richard Branson hay kể cả huyền thoại đầu tư Warren Buffett đều là những cá nhân điển hình cho số đông ủng hộ việc tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống mà không phải sự giàu sang.

“Đừng nên làm việc vì tiền. Bởi lẽ, nó sẽ nhanh chóng tiêu tan, hoặc bạn sẽ không bao giờ kiếm được đủ số tiền mình mong muốn và chẳng bao giờ cảm thấy hạnh phúc cả. Không cách này thì cách khác, chắc chắn bạn sẽ gặp phải tình trạng đó mà thôi”, Tim Cook nói.

4. Không dám mơ cao

Có câu, “không ai đánh thuế giấc mơ, nên nếu đã ước mơ, thì hãy mơ thật lớn”. Thật vậy, khi đặt mục tiêu cho bản thân mình, bạn đừng nên giới hạn nó bởi bất cứ điều gì cả. Tuy nhiên, hãy ước mơ một cách thật lý trí, để tránh những điều thật sự viển vông.

Những ví dụ điển hình có thể kể đến như: Ước mơ chơi bóng rổ chuyên nghiệp ở vị trí trung phong (người đứng dưới bảng rổ để bắt bóng bật bảng) trong khi bản thân lại quá thấp, hay ước mơ chạy hết một dặm trong chưa tới 4 phút dù đã ở tuổi 70. Ngoài những điều đó ra, thì không có giấc mơ nào là quá xa vời, Dalio viết.

“Thứ bạn cho là ‘khả thi’, đơn giản chỉ là sự thể hiện của những gì bạn biết ở thời điểm hiện tại. Hãy nhớ, thời thế tạo anh hùng, những mục tiêu lớn sẽ giúp sản sinh ra những người có năng lực lớn. Nếu như bạn tự giới hạn mục tiêu của bản thân ở mức ‘biết chắc chắn mình có thể thực hiện được’, thì bạn đang đặt chuẩn quá thấp”.

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

Có thể bạn quan tâm: BỘ SÁCH KẾT NỐI – LÀM CHỦ ĐỒNG TIỀN

kết nối - làm chủ đồng tiền

ĐẶT NGAY

0
0 152
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments