Thương hiệu thách thức và 5 sai lầm phổ biến
Thương hiệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng với bất kỳ người làm kinh doanh nào. Trong cuốn sách Nuốt Cá Lớn, Adam Morgan chia sẻ về cách thương hiệu thách thức (thương hiệu mới thành lập) bằng những tư duy và chiến lược, có thể cạnh tranh sòng phẳng với thương hiệu dẫn đầu.
1. Thương hiệu thách thức” mãi mãi là startup”
Các doanh nghiệp có thể thành công “tái ra mắt” thương hiệu của chính mình bất chấp tuổi thọ của thương hiệu.
Mấu chốt là hãy thoát ra khỏi những thói quen cũ, những phong cách cổ hủ lỗi thời, thay vào đó hướng đến những hạng mục với cái nhìn mới mẻ.
Oatly, một thương hiệu sữa trở thành cái tên được nhiều người biết đến sau màn tái xuất vào năm 2014, vốn xuất hiện trên thị trường vào năm 1985.
Ikea, một thương hiệu ra mắt từ năm 1943 luôn thách thức chính mình. Ikea luôn luôn đổi mới hình thức quảng cáo sản phẩm mới.
2. Thương hiệu thách thức có quy mô nhỏ, là thương hiệu lép vế
Vice, Warby Parker và Airbnb là những thương hiệu thách thức có tên tuổi, quy mô lớn và được toàn cầu biết đến. Họ đã thành công, không phải bằng cách cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ khác, mà họ tự thách thức những quy ước, nguyên tắc có sẵn của ngành hàng, điều đó làm cho họ định nghĩa lại ngành hàng trên thị trường, mang lại trải nghiệm mới cho khách hàng.
Nhắc đến Airbnb, chúng ta sẽ nhớ đến thông điệp mà thương hiệu này mang lại “Belong Anywhere”, thương hiệu mong rằng khách hàng của họ có thể trở thành những người bạn lâu dài, điều này thách thức những quan niệm cho rằng khách du lịch trên thế giới đơn thuần chỉ là khách du lịch.
3. Thương hiệu thách thức chỉ chủ yếu tập trung vào giới trẻ, thích tạo ra sự mới lạ khác biệt
Trong khi có một số thương hiệu thực sự tập trung vào giới trẻ (chẳng hạn như COPA90 hoặc BrewDog), thì có những thương hiệu khác phát triển ở ngành hàng rượu, đồ có cồn như Sipsmith hay phát triển ở ngành tài chính như Charles Schwab,… Nhưng thương hiệu này đều thành công bằng cách nắm bắt đối tượng khách hạng nhất định thông qua cách tiếp cận của riêng họ.
Thương hiệu thách thức đưa ra những khác biệt sắc sảo, khác biệt về thái độ, họ có chất riêng trong cách vận hành doanh nghiệp của mình.
4. Tất cả thương hiệu thách thức phải có người sáng lập – Họ chỉ tồn tại khi ở trong môi trường doanh nghiệp
Trong khi nhiều thương hiệu vận hành dưới sự quản thúc của người chủ để xúc tiến doanh nghiệp đi lên phía trước thì một số thương hiệu không nhất thiết phải như thế.
Chẳng hạn như PlayStation hay Lexus ở Mỹ, đây là những công ty lớn, với đội ngũ làm việc cùng mục tiêu phát triển, liên kết chặt chẽ với nhau. Họ định vị mình là thương hiệu không cần chức danh.
Điều quan trọng nhất khi dẫn dắt một thương hiệu mới thách thức đó là về con người, một ý chí tập thể để gắn bó – không nhất thiết là phải có người sáng lập.
5. Thương hiệu thách thức chỉ nằm ở giai đoạn ‘đốt cháy’, không thể trở thành dẫn đầu
Hãng nước uống Innocent hiện là thương hiệu hàng đầu của Vương quốc Anh về nước ép ướp lạnh, đạt doanh thu 304 triệu bảng vào năm 2016, vượt mặt Tropicana.
Họ làm nên kì tích sau một chăng đường dài. Ra đời từ một quầy hàng bán nước sinh tố tại một lễ hội âm nhạc ở London năm 1998, sau đó họ bắt đầu quảng bá thông qua quảng cáo truyền hình đầu tiên vào năm 2006.
Dù đạt được những thành công nhất định họ vẫn tiếp tục suy nghĩ và hành động như một kẻ thách thức. Giám đốc điều hành của Innocent phát biểu: “Chúng tôi chưa bao giờ đánh mất tư duy thách thức của mình và chúng tôi đảm bảo rằng sẽ không bao giờ làm điều đó.”
Nguồn: Nuốt Cá Lớn
Có thể bạn quan tâm:
NUỐT CÁ LỚN – BÍ MẬT THAY ĐỔI CUỘC CHƠI TỪ NHỮNG THƯƠNG HIỆU SINH SAU ĐẺ MUỘN TRÊN THỊ TRƯỜNG