Nike và hành trình trở thành thương hiệu toàn cầu trị giá 100 tỷ USD
Nike, công ty đồ thể thao nổi tiếng và lớn nhất thế giới. Chỉ trong hơn 50 năm, giấc mơ của một người đàn ông về những đôi giày tốt hơn đã biến thành một tập đoàn toàn cầu trị giá hơn 100 tỷ USD.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại những ngày đầu tiên của Nike để tìm hiểu làm thế nào điều kỳ diệu đó có thể xảy ra và thành phần của những thành công đó là gì nhé.
Khi Nike “gặp thời”
Năm 1962, Phil Knight vừa tốt nghiệp Stanford. Như những sinh viên tốt nghiệp kinh doanh khác thường nói, trở thành một doanh nhân rất khó nếu bạn không có ý tưởng hay.
Nhưng Phil thì có ý tưởng. Anh ta là một vận động viên chạy bộ quay lại trường đại học, và khi đang học lớp kinh doanh, anh đã viết bài luận – đề xuất ý tưởng sau đây:
Phil đã thấy máy ảnh Nhật Bản thay thế cho máy ảnh của Đức đang thống trị ở thị trường Mỹ như thế nào và sau đó anh tự hỏi liệu giày Nhật Bản có thể làm điều tương tự với Puma và Adidas – những thương hiệu cực kỳ phổ biến ở Mỹ thời đó – hay không.
Sau khi viết bài luận đó và tốt nghiệp, Phil bị ám ảnh với ý tưởng mang giày Nhật đến với đất nước Mỹ. Tất nhiên, anh chưa thực sự sở hữu bất kỳ đôi giày chạy bộ nào của Nhật Bản, và anh ta đã thấy được một số loại giày của những người lính đã đóng quân tại Nhật Bản trong thời kỳ chiếm đóng sau Thế chiến thứ hai.
Nhưng chính sự thiếu hiểu biết đó đã thúc đẩy Phil nắm lấy cơ hội. Anh biết rằng để tận dụng cơ hội: anh phải thiết lập liên lạc với công ty Nhật Bản và đàm phán để nhập hàng hóa của họ sang Mỹ. Cả 2 đều là những hành động mà anh chưa bao giờ có kinh nghiệm.
Nhưng, là một người đàn ông sau này sẽ tạo ra Nike, anh ấy cứ đi và hành động.
Nắm bắt cơ hội
Vào tháng 11 năm 1962, anh bay qua Nhật Bản như một khách du lịch và bắt đầu khám phá.
Tại thành phố Kobe xinh đẹp, anh tình cờ thấy một cửa hàng giày nhỏ bắt mắt. Nó thuộc về một công ty tên là Onitsuka Tiger và đôi giày họ làm ra có chất lượng rất cao, đến mức Phil quyết tâm nhập chúng trở về nhà.
Anh tự giới thiệu mình là một nhà phân phối giày của Mỹ và sắp xếp một cuộc họp với người sáng lập công ty. Phil nghĩ ra cái tên công ty ngay tại chỗ và sau đó đề nghị trở thành nhà phân phối đầu tiên của Onitsuka, ở Mỹ. Ngạc nhiên thay, chủ sở hữu thực sự chấp nhận đề xuất này.
Không có gì ngoài sự tự tin, Phil đã trở thành nhà phân phối độc quyền cho Onitsuka Tiger tại Hoa Kỳ.
Kế hoạch kinh doanh
Anh nhận được lô hàng đầu tiên gồm 12 đôi giày Tiger vào năm 1963 và bắt đầu bán chúng phía sau xe của mình ở mỗi sân vận động chạy mà anh ta có thể lái tới.
Rõ ràng chiến lược của anh ấy không thể mở rộng được.
Vì vậy, anh đã tìm đến huấn luyện viên cũ của anh tại Đại học Oregon – Bill Bowerman.
Bill là một trong những huấn luyện viên nổi tiếng nhất nước Mỹ thời bấy giờ. Trên thực tế, anh đã đào tạo nhiều vận động viên Olympic và anh thích giày Tiger đến mức muốn hợp tác và góp một phần trong cơ hội kinh doanh tuyệt vời này.
Do đó, vào tháng 1 năm 1964, Bill và Phil đồng sáng lập Blue Ribbon Sports.
Mỗi người đầu tư 500 USD vào đó – Họ đã tiêu hết số tiền đó cho đơn hàng đầu tiên, với 300 đôi giày trị giá 3 USD 33 xu.
Lô hàng được hoàn thành vào tháng 4 năm 1964 và nhờ các mối quan hệ của Bill, nó đã được bán hết vào tháng 7.
Trong năm đầu tiên, BRS đã bán được giày trị giá 8000 USD. Với số tiền đó, Phil bắt đầu thuê nhân viên bán hàng cho công ty của mình.
Phát triển
Năm 1965, doanh thu của họ đã tăng lên 20.000 USD. Và chẳng mấy chốc họ đã mở cửa hàng của riêng mình ở Santa Monica.
Trong khi Phil lo xử lý toàn bộ công việc kinh doanh, còn sự đổi mới và thay đổi thực sự đến từ Bill. Anh một mình đưa bộ môn chạy bộ đến với nước Mỹ.
Năm 1966, anh đã viết một cuốn sách về chạy bộ và đã bán được hơn một triệu bản. Và tất nhiên, công ty của anh là một trong những nơi đầu tiên bắt đầu marketing giày Tiger dành riêng cho Chạy bộ.
Với mỗi lô hàng mới đến từ Onitsuka, anh đã cắt một vài đôi giày để xem chúng được sản xuất như thế nào. Và anh luôn cố gắng cải thiện những đôi giày, ví dụ, thêm vào đệm hoặc sử dụng các vật liệu nhẹ hơn.
Anh đã liên tục gửi ghi chú của mình đến Nhật Bản, yêu cầu thay đổi. Anh đã thiết kế hiệu quả giày Onitsuka cho họ.
Đó là một trong những thiết kế của Bill đã đưa BRS vào danh sách những tên tuổi nổi tiếng.
Cortez đã trở thành một trong những đôi giày bán chạy nhất vào năm 1968, chắc chắn là nhờ Thế vận hội năm 1968 được tổ chức tại Mexico. Nhờ Cortez, BRS đã bán được 300.000 USD tiền giày vào năm 1969.
Nhưng họ đã có một vấn đề lớn.
Cortez thành công đến nỗi họ không thể theo kịp nhu cầu. Mỗi lô hàng mới họ nhận được đã bán hết nhanh hơn so với trước đây, nhưng Onitsuka vẫn gửi chúng với tốc độ như xưa.
Onitsuka phải thỏa mãn nhu cầu giày dép ở Nhật Bản trước và sau đó mới gửi những đôi còn dư sang Mỹ. Phil và Bill nhận thức được rằng để mở rộng họ sẽ phải phát triển chứ không thể chỉ là một nhà phân phối đơn giản.
Họ nhận ra rằng mình đã có vị thế trên thị trường. Cortez là thiết kế của Bowerman, vì vậy ngay khi hợp đồng của họ với Onitsuka hết hạn, họ có thể tự do bắt đầu tự sản xuất. May mắn cho họ, hợp đồng của họ sẽ kết thúc vào năm 1972, ngay trước Thế vận hội ở Munich. Do đó, Phil đã có nhiều thời gian để chuẩn bị cho bước đi lớn của mình.
SWOOSH
Năm 1971, anh bắt đầu nghĩ đến thương hiệu. Nhân viên đầu tiên của anh đề xuất tên thương hiệu Nike. Sau đó, Phil cần logo – anh đã đến một trường đại học gần đó, chọn sinh viên thiết kế đồ họa đầu tiên mà anh ta tìm thấy, và bảo cô làm cho anh ấy một cái logo.
Với số tiền ấn tượng là 35USD, Ông đã nhận được logo SWOOSH này.
Nhìn nhận lại thì đây là một số tiền khá hời – và việc xây dựng thương hiệu đã hoàn tất, Phil đã sẵn sàng cho Thế vận hội.
Lần này, thay vì tự nhốt mình vào các thỏa thuận độc quyền, Phil đã thiết lập một mạng lưới các nhà thầu phụ trên khắp Nhật Bản. Vì việc sản xuất hoàn toàn trong tầm kiểm soát – Phil cuối cùng đã có thể giang rộng đôi cánh của mình và nhắm đến những mục tiêu lớn hơn nữa.
Từ đó, câu chuyện về Nike trở thành một trong những câu chuyện về sự phát triển.
Họ đã trở thành công ty đồ thể thao lớn nhất ở Mỹ vào năm 1989 nhờ vào các hoạt động marketing rực rỡ như chiến dịch “Just Do It” và bằng cách ký hợp đồng với các vận động viên mới – những người sau này nổi tiếng trên toàn thế giới.
“Ví dụ tốt nhất và là một trong những hoạt động tiếp thị vĩ đại nhất từng thấy được thực hiện bởi Nike. Hãy nhớ rằng, Nike bán hàng hóa, họ bán giày. Khi bạn nghĩ về Nike, bạn sẽ cảm thấy điều gì đó khác với một công ty giày khác. Trong quảng cáo của họ, họ không bao giờ nói về sản phẩm, họ chỉ tôn vinh các vận động viên tuyệt vời mà thôi” – Steve Jobs.
Nguồn: Cafebiz
Có thể bạn quan tâm: