Những câu triết lý kinh doanh tạo nên những đế chế tỷ đô
Nếu bạn là một người đam mê kinh doanh thì chắc chắn không thể bỏ qua các câu triết lý kinh doanh kinh điển này. Chúng không những giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm để tạo dựng một doanh nghiệp vững mạnh mà còn có thể thay đổi suy nghĩ cũng như truyền cảm hứng khởi nghiệp cho bạn. Hãy cùng tham khảo những triết lý hay về kinh doanh sau đây.
Triết lý kinh doanh là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì khái niệm triết lý kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc mà một doanh nghiệp tạo dựng và cố gắng làm một thứ để hướng đến. Với những mục tiêu tổng thể được đề ra, doanh nghiệp sẽ xây dựng một chiến lược kinh doanh để có thể đạt được mục đích đó. Hơn nữa, ngoài việc phác thảo các giá trị quan trọng của doanh nghiệp thì nó còn là một yếu tố để khách hàng nhìn nhận doanh nghiệp và so sánh với các đối thủ khác. Tuy nhiên cần lưu ý là những sứ mệnh, tầm nhìn này phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Một doanh nghiệp muốn thành công thì không chỉ những người đứng đầu mà cả một tập thể của doanh nghiệp phải luôn đặt những sứ mệnh và tầm nhìn này lên hàng đầu và tuân thủ theo, và tránh làm những điều làm tổn hại đến triết lý quản lý, kinh doanh của họ, nếu không khách hàng sẽ chẳng còn ai tin tưởng và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh có vai trò gì đối với doanh nghiệp?
Tạo ra nét riêng biệt
Với thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc tạo ra điểm riêng biệt là cực kỳ cần thiết. Triết lý kinh doanh là một nhân tố tạo nên bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Những triết lý này tạo ra một hệ giá trị nhất định, từ đó tập thể dựa vào đó để điều chỉnh hành vi của mình. Còn đối với khách hàng, khi họ nhìn vào triết lý của doanh nghiệp thì họ có thể phân biệt và đánh giá theo cảm nhận của họ, từ đó chọn một dịch vụ mà họ cảm thấy yên tâm nhất. Triết lý doanh nghiệp còn có thể giúp họ bảo vệ khỏi những tin đồn thất thiệt, vẫn luôn giữ được những hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí khách hàng.
Giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Chẳng ai muốn tạo dựng một doanh nghiệp chỉ tồn tại trong vỏn vẹn vài năm hay vài chục năm, mà khi khởi nghiệp kinh doanh, bất kỳ ai cũng muốn một sự nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là điều không thể thiếu. Đây sẽ đóng vai trò là nhân tố bảo vệ bản sắc và văn hóa doanh nghiệp. Các tập đoàn lớn trên thế giới đã tồn tại hàng trăm năm, trải qua rất nhiều đời CEO và chủ tịch, tuy nhiên họ vẫn giữ được một hệ tư tưởng chung và tiếp tục phấn đấu vì những mục tiêu đã đặt ra. Bạn có thế tìm hiểu về các câu chuyện về kinh doanh của họ để tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân.
Tạo sức mạnh cho doanh nghiệp
Triết lý về sự thành công của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Nó là tài sản tinh thần riêng và chỉ những người trong doanh nghiệp mới thực sự hiểu rõ. Họ tập hợp những người có cùng ý chí và niềm tin để tạo nên một tập thể có sức mạnh thống nhất để cạnh tranh với các đối thủ khác. Những thông điệp này nên được truyền tải hàng ngày, có thể thông qua một bài hát, câu thơ nào đó. Từ đó toàn thể nhân viên có thể cảm nhận được lý tưởng, thấm sâu được ý triết lý doanh nghiệp và có thể thống nhất hành động với nhau.
Là công cụ định hướng doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh liên tục thay đổi, đặc biệt là sự tác động liên tục từ thị trường, công nghệ và nhu cầu khách hàng thay đổi. Vì vậy nếu doanh nghiệp không thay đổi, làm mới mình thì sẽ rơi vào tình trạng suy thoái. Tuy nhiên, làm thế nào để thay đổi nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng? Câu trả lời chính là phải xây dựng được triết lý kinh doanh. Đây giống như một kim chỉ nam giúp các ông bà chủ kiểm soát được chiến lược kinh doanh hợp lý.
Chẳng hạn như, nếu bạn kinh doanh với phương châm: “Cung cấp sản phẩm tốt nhất với giá rẻ nhất”, nhưng khi có một vài tác động từ thị trường, doanh nghiệp lại không giữ được tiêu chí này, sản xuất những sản phẩm với giá quá cao thì bạn đã đánh mất chính mình, điều này cũng đồng nghĩa là đánh mất chính những khách hàng trung thành của bạn.
Những câu triết lý hay giúp thay đổi suy nghĩ của bạn
1. Đừng bào chữa cho lỗi lầm, hãy cải tiến
Trong cuộc sống, có những quyết định sẽ theo ý bạn, nhưng đôi khi có vài trường hợp không diễn ra như cách mà bạn muốn. Lúc đó đừng cố gắng tìm lý do để giải thích với mọi người hay thậm chí với chính bạn về điều đó, nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Điều quan trọng bạn cần làm là tìm ra sai sót ở đâu và cách để giải quyết chúng. Thay vì bào chữa thì tập trung giải quyết vấn đề. Dù những sai lầm này có xuất phát từ phía của bạn hay là người khác, nhưng nếu bạn có trách nhiệm trong vấn đề đó thì hãy học cách cải tiến, kết quả bạn nhận được sẽ xứng đáng.
2. Đừng dừng lại khi mệt mỏi, chỉ dừng lại khi đã xong
Với cương vị là một doanh nhân, chắc hẳn không ít lần bạn gặp khó khăn, mệt mỏi và muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên nếu bạn từ bỏ giữa chừng thì bạn chỉ phù hợp với 2 từ “thất bại”. Thành công không dành cho số đông, nó chỉ thuộc về những người biết cố gắng và không bỏ cuộc giữa chừng.
3. Đằng sau người thành công là rất nhiều năm không thành công
Khi bạn nhìn vào một doanh nhân thành công nào đó, bạn chỉ thấy phần nổi của họ. Bạn có biết là họ đã phải trải qua thời gian bao lâu để có được sự nghiệp như ngày hôm nay? Thomas Edison đã từng nói: “Tôi không thất bại, tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động”. Khi bạn nhìn vào một người thì bạn chỉ nhìn ra được lần thành công của họ, nhưng bạn lại chẳng thể biết được họ đã phải trải qua biết bao nhiêu cay đắng. Vì thế, nếu hiện tại bạn chưa thể đạt được nguyện vọng của mình thì đừng nản chí, miễn là bạn tiếp tục thì chắc chắn sẽ thành công.
4. Sống theo cách mà nếu có ai đó nói xấu bạn, sẽ không ai tin điều đó
Kể cả khi bạn là một doanh nghiệp nhỏ hay đã trở thành một tập đoàn toàn cầu thì cần phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của mình, tránh làm sai những triết lý kinh doanh đã tồn tại từ lâu. Doanh nghiệp sẽ có thời kỳ hưng thịnh và suy thoái, vì vậy khi danh tiếng được bảo toàn, dù bạn có đang gặp khó khăn thì vẫn có thể vực dậy được.
5. Trung thực là món quà tốn kém, không mong đợi từ người rẻ tiền
Trong thế giới kinh doanh, muốn thành công thì bạn cần phải có nhiều mối quan hệ. Tuy nhiên bạn cần phải biết đâu là những người thực sự quan trọng, đâu chỉ là những mối quan hệ xã giao. Bạn cần nhớ một điều là những người tốt với bạn sẽ cho bạn những lời khuyên có ích dựa vào tình trạng thực tế của bạn. Những điều họ nói ra có thể khiến bạn cảm thấy buồn hơn nhưng đó mới là những phản hồi có giá trị. Từ đó bạn có thể nhìn nhận lại bản chất của sự việc và tìm hướng đi tốt hơn. Còn đối với những người muốn lợi dụng bạn thì những lời khuyên đó hết sức vô ích, thậm chí khiến bản thân bạn dậm chân tại chỗ.
6. Hãy luôn là chính mình, đừng lúng túng khi không cùng suy nghĩ với người khác
Trên chặng đường kinh doanh bạn sẽ phải gặp rất nhiều người và mỗi người sẽ có những suy nghĩ, hành động và giá trị sống khác nhau. Vì thế bạn không cần phải làm việc dựa theo suy nghĩ của người khác. Nếu muốn xác định suy nghĩ đúng hay sai thì cách duy nhất để chứng minh là phải thực hiện. Còn khi bạn sợ sệt không thực hiện ý tưởng đó thì kết quả cuối cùng chỉ là một ẩn số. Cho nên hãy tập trung vào mô hình kinh doanh của bạn, chỉ có bạn mới thật sự hiểu nó và luôn đi theo những triết lý kinh doanh đã đề ra thì mọi việc sẽ luôn suôn sẻ.
7. Bạn đang khó khăn không có nghĩa là thất bại
Có rất nhiều người khi mới chỉ gặp một chút khó khăn, thử thách thì đã vội bỏ cuộc. Những người như vậy thì sẽ chẳng bao giờ thành công được. Kinh doanh là cả một quá trình dài, sẽ có lúc thịnh lúc suy. Vì vậy nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn, trắc trở thì đừng nản lòng, chỉ cần bạn kiên trì và quyết tâm theo đuổi những hoài bão đã đặt ra thì cuối cùng bạn sẽ nhận được những đền đáp xứng đáng.
8. Giới hạn duy nhất khi kinh doanh chính là ở suy nghĩ của bạn
Tiền không phải là yếu tố quyết định thành công của bạn. Thực tế chứng minh có rất nhiều người bỏ cả đống tiền nhưng cuối cùng chỉ nhận được 2 từ “thất bại”, còn một số người đi lên từ 2 bàn tay trắng. Vì vậy yếu tố quan trọng nhất khi kinh doanh nằm ở cách suy nghĩ của bạn. Nếu bạn chưa làm đã bỏ cuộc, mới thấy khó mà nản chí thì kết quả mãi mãi là con số 0.
9. Hãy giữ sự thành công cho riêng mình
Một số người suy nghĩ rằng khi kinh doanh thành công, họ sẽ cho cả thế giới biết được những gì họ đã làm. Tuy nhiên những điều đó sẽ khó mà khiến bạn thoải mái vì hầu hết mọi người sẽ đố kị và chả hề xem trọng bạn. Đừng quá kiêu ngạo mà làm mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát. Hãy để điều này đến một cách tự nhiên nhất, khi đó mọi người sẽ có thiện cảm và bạn cũng cảm thấy hạnh phúc hơn.
10. Điều khó mở nhất là một tâm trí khép kín
Đối với những người có tâm trí khép kín thì dù bạn bỏ rất nhiều công sức, kết quả của bạn tốt thì vẫn không thể khiến họ tin tưởng bạn. Mọi nỗ lực của bạn chỉ như con số 0. Vì vậy, thay vì tiếp tục lãng phí thời gian với những người này thì bạn hãy bỏ thời gian để tìm kiếm những người khác hữu ích hơn, từ đó có thể kết hợp với nhau để cùng tạo nên một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời.
Nguồn: Tpos