Mô hình phát triển giá trị thương hiệu 3B

By Mai Anh 16/04/2021 10:45

Mô hình 3B khiến nhiều người liên tưởng đến hình ảnh “kiềng 3 chân”, chỉ khi có 3 trụ đỡ thì mới tạo ra được thế vững chắc để thương hiệu phát triển mạnh.

Để cụ thể hóa loại giá trị này, nhiều tổ chức phát triển giá trị thương hiệu đã xây dựng nên mô hình 3B với thế tam trụ Brand Design – Brand Stylist – Brand Model giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng nhanh “giá trị tài sản thương hiệu”, góp phần thúc đẩy sự bền vững lâu dài của doanh nghiệp.

Mô hình phát triển giá trị thương hiệu 3B

Mô hình phát triển giá trị thương hiệu 3B (nguồn hình: GMarks)

Brand Design

Brand Design được hiểu là chiến lược xây dựng thương hiệu nền tảng dựa trên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cũng như tầm nhìn và chiến lược kinh doanh. Hoạt động của Brand Design bao gồm từ việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để rút ra những bài học cho việc xây dựng nên chiến lược cho thương hiệu của khách hàng.

Dựa trên kết quả nghiên cứu và đối sánh với quan điểm của khách hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ giải pháp sẽ sử dụng những tư liệu hình ảnh minh họa để phát triển thành moodboard, nhằm truyền tải những khái niệm đầu tiên cho chân dung brand. Kết quả của Brand Design thường cho ra:

– Trải nghiệm thương hiệu (Brand experience);

– Nhân vật thương hiệu giả định (mô tả như một con người) (Brand persona);

– Cá tính thương hiệu (thể hiện con người đó có những tính cách như thế nào) (Brand personality);

– Sự khác biệt của thương hiệu (Brand differenctiation).

Brand Design định hướng cho mọi hoạt động truyền thông của thương hiệu.

Brand Stylist – Hình ảnh thương hiệu

Brand Stylist thiết lập ra một bộ tài liệu để quản trị hình ảnh thương hiệu một cách nhất quán và xuyên suốt, gọi là CIP (Corporate Identity Program).

Đây là bước tiếp theo sau khi đã nghiên cứu và cho ra định hướng tổng quát Brand Design, Brand Stylist sẽ giúp cho doanh nghiệp giải thích được tại sao màu này lại đại diện cho brand, tại sao hình dáng cong của các thiết kế lại nói lên một giá trị cốt lõi của công ty,…

Những thiết kế về logo, website, đồng phục,… và các thiết kế POSM khác sẽ được lên ý tưởng và thực thi đồng bộ trong giai đoạn này.

Mô hình phát triển giá trị thương hiệu 3B

Mẫu C.I.P của một thương hiệu hospitality (nguồn: internet)

Business Model

Khái niệm Business Model thiên về hoạt động vạch định chiến lược kinh doanh, bao gồm có cả nguồn nhân lực, tài chính,… và nhiều yếu tố quan trọng khác.

Business Model giúp cho doanh nghiệp vạch ra được những mục tiêu, từ mục tiêu cá nhân đến mục tiêu tập thể, từ mục tiêu ngày đến mục tiêu tháng, quý, năm… Việc hoạch định mục tiêu giúp doanh nghiệp hình dung được cụ thể con đường đến với tầm nhìn của công ty (ví dụ như trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực, trở thành đơn vị có độ phủ rộng nhất khu vực…) được diễn ra như thế nào.

Một doanh nghiệp xác đinh được đúng mô hình kinh doanh và áp dụng nó phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp sẽ giúp mọi hoạt động được đi đúng hướng và bền vững theo thời gian.

Mô hình phát triển giá trị thương hiệu 3B

Trong thị trường bán lẻ, FPT được xem là thương hiệu có cơ chế hoạt động tương đối rõ khi đối chiếu với mô hình 3B. Sau khi tái định vị thương hiệu và tái cơ cấu, hoạt động kinh doanh của FPT tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi là công nghệ thông tin, viễn thông và giáo dục. Việc tái cơ cấu giúp hoạch định đúng hướng đi, “đánh chiếm” đúng thị trường và mang lại lợi nhuận khổng lồ chỉ trong vòng một năm. Đây cũng là thương hiệu Công nghệ duy nhất trong Top 10 và thuộc top 20 thương hiệu Việt Nam có giá trị trên 100 triệu USD. Năm 2019, FPT trị giá 215,2 triệu USD, tăng 43 triệu USD so với cùng kỳ năm 2018 (nguồn: Forbes Việt Nam).

Mô hình phát triển giá trị thương hiệu 3B

FPT lọt Top 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam bình chọn 7 năm liên tiếp

 Đặt nhân lực làm mẫu số chung

Yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu trong mọi tổ chức. Một công ty lớn mạnh luôn tạo ra các giải pháp đem lại động lực tốt, phát triển con người và thúc để sự gắn kết của đội ngũ. Qua đó, mỗi nhân viên có thể giữ vững niềm tin vào công ty, gia tăng được sự hài lòng và trung thành. Mỗi hoạch định nhân sự đều phải hướng đến việc đạt mục tiêu chiến lược, xuyên suốt từ Sứ mệnh (Mission), Tầm nhìn (Vision) và Giá trị cốt lõi (Core Values).

Mô hình 3B khiến nhiều người liên tưởng đến hình ảnh “kiềng 3 chân”, chỉ khi có 3 trụ đỡ thì mới tạo ra được thế vững chắc để phát triển mạnh. Nhiều doanh nghiệp chỉ chăm chăm phát triển giá trị tài sản mà quên đi mất còn một giá trị vô hình khác có thể đem lại lợi nhuận “khủng” cho công ty, mang tính chất lâu dài và bền vững.

Nguồn: advertisingvietnam

Tìm hiểu thêm: Bộ sách Xây dựng thương hiệu hàng đầu – Bí quyết chinh phục trái tim khách hàng

ĐẶT MUA

 

0
0 64
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments