McDonald’s là cửa hàng ăn uống hay công ty bất động sản?

By Le Na 31/08/2021 10:30

Thương hiệu McDonald’s dường như không còn quá xa lạ với chúng ta, ở đây đình đám với burger siêu ngon, nổi tiếng khắp thế giới. Nhưng đằng sau những chiếc burger ấy là cả một câu chuyện kinh doanh đồ sộ được viết nên từ Ray Kroc.

McDonald là cửa hàng ăn uống hay công ty bất động sản?

1. McDonald’s là gì?

Trở về thời điểm của những năm của thập niên 50, tại San Bernardino, bang California, miền Tây nước Mỹ. Có một người đàn ông tên là Raymond Albert Kroc – 52 tuổi – đang làm tiếp thị cho một cửa hàng bán máy sinh tố. Vào một ngày, Ray Kroc nhận được đơn hàng đặt lớn mua đến hàng chục chiếc máy xay sinh tố của anh em nhà Richard và Maurice McDonald. Vui mừng vì bán được đơn hàng lớn và cũng 1 phần tò mò về những người khách này nên Kroc đã đi tìm hiểu. Biết được lý do anh em họ mua nhiều máy xay để mở cửa hàng đồ ăn nhanh.

Kroc quyết định đến California để thăm cửa hàng của 2 anh em McDonald và nhận thấy đây là một mô hình kinh doanh đặc biệt. Khách hàng chọn đồ với một menu được ấn định sẵn rất đơn giản. Quy trình làm bánh được sắp xếp một cách rất khoa học khiến tốc độ hoàn thành món ăn cực nhanh. Khách hàng lựa chọn món ăn, trả tiền ngay tại quầy thu ngân và cũng nhận đồ ăn luôn tại đó.

McDonald’s ban đầu chỉ phục vụ bánh hamburger và các bữa ăn gia đình tại một nhà hàng ở thị trấn nhỏ tại California. Đây được coi như là một bước đột phá lớn tại thời điểm đó, khi mà khách hàng mệt mỏi trong việc chờ đợi hàng giờ để thưởng thức bữa ăn tại các nhà hàng lân cận khác. Du khách bắt đầu đổ xô đến nhà hàng của anh em McDonald’s để có được những món ăn ngon với giá cả phải chăng mà chỉ mất vài phút chờ đợi.

Chứng kiến lượng khách hàng khủng khiếp của McDonald’s, Ray Kroc lập tức nhìn ra được một viễn cảnh khi phát triển McDonald’s ra toàn bộ các thành phố lớn trên toàn nước Mỹ.

Ông chia sẻ tầm nhìn của mình với anh em nhà McDonald (Mà sau này ông kể lại trong buổi nói chuyện với sinh viên ĐH Harvard): “Các anh đang ngồi trên một đống vàng. Hãy phát triển và mở rộng mô hình nhà hàng của các anh ngay lập tức!”. Tuy nhiên anh em nhà McDonald chần chừ: “Chúng tôi cũng muốn vậy. Nhưng ai giúp chúng tôi?”. Ray Kroc nhanh chóng đáp lời: “Tôi sẽ đảm đương công việc này!”.

Việc phát triển chuỗi McDonald’s thành công rực rỡ, vượt quá sức tưởng tượng khiến anh em nhà McDonald sợ hãi, họ muốn dừng lại. Ray Kroc đã quyết định mua lại toàn bộ chuỗi McDonald’s với giá 2.7 triệu USD – mức giá kỷ lục trong lĩnh vực nhà hàng thời điểm đó. Năm 1961, thỏa thuận được ký kết và Ray Kroc trở thành ông chủ của McDonald’s, sẵn sàng đưa thương hiệu này vào một cuộc chơi ở tầm vóc lớn hơn hơn rất nhiều.

Thiết kế cửa hàng màu trắng – đỏ và vòng cung vàng được thiết kế bởi kiến trúc sư Stanley Meston vào năm 1953. 10 năm sau từ năm 1953, số cửa hàng McDonald’s đã lên đến con số 700 cửa hàng tại Mỹ.

Cửa hàng đầu tiên của McDonald’s mở tại Canada và Puerto Rico năm 1967. Ngày nay, McDonald’s đã có mặt tại 119 quốc gia trên cả thế giới. Trong đó, riêng tại châu Á là 38 nước. Hiện nay McDonald’s có hơn 39.000 cửa hàng trên thế giới, chỉ khoảng 20% trong số đó là do chính công ty điều hành. Logo của hãng được thiết kế lại năm 1969 với chữ M hình vòng cung vàng như ngày nay.

McDonMcDonald là cửa hàng ăn uống hay cônMcDonald là cửa hàng ăn uống hay công ty bất động sản?g ty bất động sản?ald là cửa hàng ăn uống hay công ty bất động sản?
Sự phát triển của McDonald’s .

2. Cửa hàng ăn uống hay công ty bất động sản?

Dù nổi tiếng là thương hiệu thức ăn nhanh, nhưng nguồn thu chiếm phần lớn trong tập đoàn là từ bất động sản. McDonald sở hữu những cửa hàng ở vị trí đắc địa. Những vị trí này thường được họ mua hoặc thuê dài hạn. Sau đó, họ cho các cửa hàng nhượng quyền thuê lại.

Với giá trị bất động sản ngày càng tăng trong những thập niên gần đây, khấu hao bất động sản dường như không có và nó còn tăng nhanh trong bối cảnh xã hội hiện nay. Điều này khiến giá trị tài sản của McDonald ngày càng tăng. Khi đó, giá trị thế chấp để mở rộng đầu tư tại ngân hàng cũng tăng, chắc chắn rằng McDonald sẽ được hưởng mức lãi suất cho vay cực kỳ thấp. Đây là một lợi thế để McDonald mở rộng đầu tư và tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ còn lại.

McDonald là cửa hàng ăn uống hay công ty bất động sản?
Mô hình kinh doanh của McDonald’s.

Tập trung vào bất động sản phần nào giúp công ty này giảm được số thuế phải đóng. Quy định của Hoa Kỳ có một số điều khoản thuận lợi cho các nhà đầu tư và người cho thuê bất động sản.

Trong hai thập kỷ gần đây, giá trị bất động sản đã tăng lên không ít, điều này có nghĩa là giá trị tài sản thế chấp bất động sản của công ty này cũng đã tăng lên. Vì vậy, khi McDonald’s muốn mượn tiền để mở rộng đầu tư, chuỗi nhà hàng này có thể đi vay với mức lãi suất thấp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tốc độ tăng của doanh thu từ bán đồ ăn nhanh đã có dấu hiệu chững lại và giảm đáng kể. Do đó, McDonald’s đang nỗ lực thực hiện nhiều cải cách như việc ra mắt nền tảng đặt đồ ăn qua di động hay cam kết chỉ sử dụng thịt bò tươi, để có thể theo kịp với những thương hiệu đồ ăn nhanh bình dân khác như Chipotle hay Panera Bread Company.

Theo số liệu năm 2014, doanh thu của McDonald từ bất động sản những năm 2009 đến 2014 là 6.11 tỷ đô la. Trong khi đó phí thường niên và phí nhượng quyền chưa được 4 tỷ đô la. Đây là một con số chứng minh rằng McDonald là công ty bất động sản đúng hơn là một công ty kinh doanh thức ăn nhanh.

Việc kinh doanh bất động sản của McDonald phụ thuộc phần lớn vào sự phát triển thương hiệu. Vì một khi thương hiệu McDonald còn giữ vị trí số 1, thì doanh thu từ nhượng quyền, cho thuê, bán bất động sản cho nhà đầu tư sẽ tăng tương ứng. Do vậy, để có được doanh thu khủng từ bất động sản, McDonald cũng chú trọng duy trì phong độ về chất lượng, dịch vụ mà họ đã làm được trong suốt thời gian qua.

Trong một phân tích năm 2015 về việc nhượng quyền thương mại của McDonald, Businessweek đã trích dẫn các ước tính của Janney Capital Markets như sau: Tổng doanh thu mỗi năm cho một cơ sở được nhượng quyền là khoảng 2,7 triệu USD, với 1,7 triệu USD lợi nhuận gộp sau khi tính đến chi phí thực phẩm và giấy ăn. Trừ đi các khoản chi phí khác như tiền thuê địa điểm, lương, quảng cáo, khuyến mại, vật tư vận hành, bảo hiểm, … lợi nhuận trung bình chỉ còn khoảng 154.000 USD một năm cho một bên nhận quyền. Theo đó chi phí cho việc thuê cửa hàng mà mỗi cơ sở được nhượng quyền phải trả cho McDonald’s chiếm khoảng 22% lợi nhuận gộp trung bình hàng năm.

Khoảng 85% các nhà hàng của McDonald’s vào năm 2016 được đại diện bởi các cơ sở nhượng quyền thương mại. Theo đó, sẽ có nhiều thương hiệu nhà hàng mang tên McDonald’s nhưng lại không do chính McDonald’s điều hành. Thay vì chỉ thu phí bản quyền và bán các thiết bị nấu ăn, McDonald’s còn kiếm lời từ việc mua các tài sản bất động sản và sau đó cho những người được nhượng quyền thương mại mua lại ở mức chênh lệch rất cao.

Điển hình là McDonald quyết định đầu tư 6 tỷ đô USD để hiện đại hóa chuỗi cửa hàng tại Mỹ, năm 2018 và 2019. Ngân sách này dùng để làm mới chuỗi cửa hàng để nâng cao dịch vụ và nhận diện thương hiệu. Đây được coi là việc làm cần thiết để duy trì vị trí số 1 ở Mỹ, trong khi các đối thủ của McDonald đang có những lợi thế kinh doanh hơn McDonald. Đơn cử như Subway đang có số cửa hàng bán lẻ ở Mỹ nhiều hơn họ, và chiếm 10.8% thị phần so với 17% thị phần của McDonald, theo số liệu 2017.

3. Bài học trong kinh doanh của McDonald’s

Trong trường hợp xấu nhất là McDonald’s thất bại trong kinh doanh cửa hàng ăn uống, gã khổng lồ McDonald’s có lẽ vẫn kiếm được không ít tiền từ việc cho thuê bất động sản. Ray Kroc đã xấu dựng mô hình kinh doanh với với dòng tiền kép (có khi hơn cả kép). Sau khi sở hữu cả đất và cả bất động sản, Ray Kroc có thể thế chấp bất động sản, dùng dòng tiền kinh doanh của McDonald’s để trả lãi suất ngân hàng và dùng tiền đòn bẩy mở rộng đế chế McDonald’s. Cụ thể như sau:

  • Dòng tiền từ kinh doanh cửa hàng McDonald’s.
  • Dòng tiền từ bất động sản cho McDonald’s thuê.
  • Trị giá của miếng đất đó tăng lên nhiều lần khi có McDonald’s sở hữu chúng.

Nếu một cửa hàng nhượng quyền nào đó đóng cửa, thì người chủ phải trả cho McDonald’s một khoản thanh lý hợp đồng và McDonald’s lại tiếp tục tìm người chủ mới. Hoặc họ có thể bán hoặc cho thuê lại địa điểm này. Dù bằng cách nào, McDonald’s vẫn là bên được lợi. Với những dẫn chứng có thể khẳng định rằng McDonald’s không phải là công ty thức ăn nhanh, mà là ông trùm bất động sản.

Nguồn: iDautu

Tìm hiểu thêm: Bộ sách 396 Lời Khuyên Khai Thông Trí Tuệ – Nâng Tầm Tư Duy

ĐẶT NGAY

0
0 58
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments