Kinh doanh tại Nhật Bản, “nhậu nhẹt” là văn hóa không thể thiếu
Trong kinh doanh, xây dựng được càng nhiều mối quan hệ thì công việc làm ăn càng dễ dàng. Nhưng, làm thế nào để tạo dựng được niềm tin và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp? Thật lạ khi một cường quốc mạnh nhất nhì thế giới, rất giỏi làm ăn kinh doanh như Nhật Bản lại chọn văn hóa “nhậu nhẹt” – cùng nhau uống rượu để gắn kết quan hệ giữa đồng nghiệp, đối tác và khách hàng.
Phóng viên tờ Business Insider từng chứng kiến một cặp đôi người Đức chuyển tới Nhật Bản sinh sống và làm việc với sự trợ giúp của Hiroki – một chuyên gia về văn hóa.
Cặp đôi người Đức đã hỏi ông Hiroki rằng làm thế nào để làm quen được với những đồng nghiệp Nhật Bản, khiến họ tin tưởng và nói cho anh ấy những điều thực sự đang diễn ra: “Mọi người đều khá nghiêm túc và trầm tính. Tôi lo lắng mình không thể xây dựng được niềm tin và không thể có được những thông tin cần thiết từ họ”.
Hiroki nghĩ một lúc và sau đó phản hồi bằng 1 câu duy nhất: “Chiến lược tốt nhất là đi nhậu cùng họ”.
“Nhậu?”, cặp đôi người Đức tỏ ra ngạc nhiên.
“Đúng vậy, uống cho tới khi say mềm thì thôi!”.
Khi Hiroki nói điều này, tôi nghĩ về chuyến đi đầu tiên trên tàu điện ở Tokyo, tôi đã chứng kiến rất nhiều nhóm người Nhật có vẻ là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đi nghiêng ngả ở nhà ga, đang trên đường về nhà sau cuộc bù khú cả đêm. Tôi nhận ra rằng những người này dường như đang làm theo lời khuyên của Hiroki – theo đúng nghĩa đen.
Có thể dễ dàng nhận thấy văn hóa làm ăn ở Nhật Bản là dựa trên các mối quan hệ. Trong ngày, người Nhật nhìn chung tiếp cận theo hướng dựa trên công việc, nhiệm vụ nhưng việc xây dựng các mối quan hệ lại xảy ra trên bàn ăn tối và điều này đặc biệt quan trọng, có thể dẫn tới kết quả thành công hay thất bại trong công việc kinh doanh.
Trong văn hóa của người Nhật, sự hài hòa và tránh xung đột trong nhóm là mục tiêu quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác. Chính vì vậy, việc cùng ngồi trên bàn nhậu cho họ có cơ hội chia sẻ những suy nghĩ thật trong lòng dưới bộ dạng thoải mái nhất.
Nhậu nhẹt cũng là thời điểm hợp lý để chia sẻ những cảm xúc bên trong cũng như nhận biết được những cảm xúc tồi tệ hoặc những xung đột có thể xảy đến từ đó cố gắng giải quyết trước khi nó biến thành một vấn đề thật sự.
Điều đáng nói là nhậu nhẹt không chỉ đúng với khách hàng mà ngay cả với chính bản thân những thành viên trong cùng 1 đội.
Rất nhiều người Nhật sử dụng những cuộc nhậu để tạo lập sự kết nối (theo cụm từ song ngữ là nomunication) xuất phát từ một động từ tiếng Nhật là “nomu” (nghĩ là uống). Những nhân viên sales người Nhật thường xuyên thu hút được khách hàng thông qua các cuộc nhậu, họ hiểu rằng hiển nhiên việc tiến hành các thỏa thuận không bao giờ được hoàn thành trong những cuộc gặp gỡ như thế nhưng cũng không thể có được các thỏa thuận nếu thiếu các cuộc nhậu.
Dĩ nhiên, nhậu nhẹt nhằm xây dựng niềm tin không chỉ phổ biến ở Nhật Bản. Tại các nước Đông Á,Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, nhậu nhẹt với khách hàng, đối tác là bước phổ biến trong quá trình xây dựng niềm tin.
Rất nhiều người tỏ ra không đồng tình với cách này: “Tại sao tôi lại chấp nhận rủi ro, thể hiện sự ngu ngốc của mình trước mặt những người tôi muốn gây ấn tượng?”
Tuy nhiên, vấn đề chính là nằm ở chỗ đó. Khi chia sẻ những điều xung quanh cuộc nhậu với đối tác kinh doanh, bạn cho người đối diện thấy mình không còn gì để che giấu nữa. Và khi họ “say mềm” cùng bạn nghĩ là họ cũng đã sẵn sàng loại bỏ những lớp bảo vệ xuống. “Đừng lo lắng về vẻ ngoài trông có vẻ ngu ngốc của mình”, Hiroki nói. “Càng muốn loại bỏ những rào cản xã hội trong những cuộc nhậu vào buổi tối, họ càng thấy sự tin tưởng ở bạn”.
Dẫu vậy rượu không phải cách duy nhất được dùng nếu muốn xây dựng mối quan hệ kinh doanh tại Nhật Bản. Nếu không nhậu, bạn có thể tìm những cách khác như hát karaoke, spa… Còn ở Arab, bạn có thể thay rượu bằng bia hoặc một tách trà.
Nguồn: Theo Tri thức trẻ
Có thể bạn quan tâm: Siêu Cò – Cách thức biến Quan hệ thành Tiền tệ – Judy Robinett