Học cách ra quyết định như Jeff Bezos

By Nguyễn Liên 11/04/2021 16:00

Jeff Bezos nói người thành công thường đưa ra hai loại quyết định này. Hãy bắt đầu khám phá và quyết định rồi bạn sẽ mở ra được những điều thú vị, mới mẻ. 

Vào tháng 9 năm 2018, giá trị của Amazon đã vượt qua ngưỡng 1 nghìn tỷ USD.

CEO Jeff Bezos không thể đưa Amazon lên vị trí hàng đầu trên thị trường nếu không vững nghệ thuật về việc đưa ra quyết định.

Trong một lá thư gửi cổ đông năm 2015, ông đã đề cập đến hai loại quyết định mà các doanh nhân và giám đốc điều hành thường xuyên phải đối mặt.

Quyết định Loại 1 tựa như việc đi qua một cánh cửa mà không thể quay lại, chẳng hạn như từ bỏ một công việc được trả lương cao để tập trung toàn thời gian cho một công việc khác.

Trong trường hợp của Amazon, hoạt động kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây là một canh bạc đầy rủi ro trị giá hơn 190 tỷ USD.

Bezos viết: “Để đưa ra những quyết định này cần có phương pháp, sự thận trọng, chậm rãi, với sự cân nhắc và tham vấn từ những người khác.”

Quyết định Loại 2 là những sự lựa chọn có thể đảo ngược của một cá nhân hoặc nhóm nhỏ. Ví dụ: thử nghiệm một sản phẩm mới với một nhóm khách hàng tiềm năng hoặc thiết kế một phần bố cục của cửa hàng Amazon.

Làm thế nào để đưa ra quyết định tối ưu

Tốt nhất, hãy dành tới 10% thời gian trong tuần làm việc của bạn cho các quyết định Loại 1. Các quyết định này thường tốn nhiều thời gian và khá mệt mỏi nhưng chúng đòi hỏi sự tập trung của bạn.

Đừng đưa ra quyết định Loại 1 khi đang cảm thấy tức giận, đói, cô đơn hoặc vì bạn quá mệt mỏi trong quá trình suy nghĩ. Ví dụ: Đừng chỉ vì cảm thấy mệt vào buổi sáng thứ 2 mà quyết định bỏ việc.

Đối với các quyết định Loại 2, hãy thực hiện nhanh chóng bằng cách phân chia, ủy quyền cho thành viên trong nhóm hoặc thuê một nhà thầu..

Một lần nữa, hãy tìm hiểu về vấn đề chứ đừng để cảm xúc lấn át.

Bạn cũng có thể phân tích một quyết định quan trọng bằng cách tham khảo các quan điểm trái chiều từ các chuyên gia khác nhau (như những gì Ray Dalio làm).

Lập kế hoạch cho những hậu quả không lường trước

Quyết định của bạn có thể sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn.

Đi đôi với việc tạo ra một sản phẩm mà khách hàng yêu thích là hàng giờ đồng hồ hoàn thành đơn đặt hàng và hỗ trợ kỹ thuật.

Những hậu quả không lường trước này thường thuộc về quyết định Loại 2, quyết định mà bạn có thể quản lý thông qua việc ủy ​​quyền, thuê bên ngoài hoặc xem xét các quy trình kinh doanh khác.

“Nếu quyết định Loại 2 không tối ưu, bạn không phải đối mặt với hậu quả lâu dài. Bạn có thể quay trở lại cánh cửa bạn vừa bước qua. Các quyết định loại 2 nên được đưa ra nhanh chóng bởi các cá nhân hoặc nhóm nhỏ có khả năng phán đoán cao”, Bezos viết.

Ví dụ, một doanh nhân mới sẽ cân nhắc kỹ lưỡng chi phí của các dịch vụ cung cấp thư điện tử khi xem xét các nhà cung cấp dịch vụ này.

Lựa chọn này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến ngân sách của và họ cũng sẽ phải lựa chọn một sản phẩm dễ sử dụng .Vì vậy, họ cần dành vài giờ nghiên cứu các bài đánh giá và thử nghiệm những sản phẩm đang có trên thị trường.

Một doanh nhân dày dạn kinh nghiệm hơn sẽ hài lòng nếu có một thành viên trong nhóm đề xuất một vài giải pháp trước khi đi đến quyết định. Sau đó, anh ta sẽ là người đánh giá tổng chi phí và ước tính thời gian đào tạo nhân viên cách sử dụng phần mềm mới này.

Chịu trách nhiệm với những rủi ro từ quyết định của mình

Lợi nhuận lớn nhất đôi khi đến từ những quyết định đi ngược lại với trí khôn thông thường.

Tại sao độc giả muốn đọc sách trên thiết bị kỹ thuật số khi họ có thể mua sách bìa mềm?

Tại sao cửa hàng thương mại điện tử lại tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và lưu trữ đám mây?

Mọi người có thực sự tin tưởng vào máy bay không người lái để vận chuyển hàng hóa hàng ngày hay không?

Bezos viết: “Dù chỉ là 10% cơ hội dành được lợi nhuận gấp 100 lần, hãy luôn đặt cược vào nó.”

Lập kế hoạch cho thất bại

Amazon đã có nhiều pha cá cược trong những năm qua. Máy đọc sách Kindle và mảng kinh doanh dịch vụ đám mây của công ty là một vài phi vụ thu về lợi nhuận trong những số ấy.

Số khác, như Amazon Webstore (một đối thủ cạnh tranh của Shopify) và Amazon Fire Phone là những thất bại tốn kém khiến công ty mất hơn 170 triệu USD.

Bezos tin rằng những thất bại này là một phần của công việc.

“Bạn sẽ vẫn phán đoán sai khoảng 9 trên 10 lần. Trong kinh doanh, đôi khi bị liều mình, bạn có thể nhận lại nhiều hơn gấp nghìn lần. Lợi nhuận lâu dài là động cơ khiến ta táo bạo. Những người chiến thắng đều phải trả giá bằng rất nhiều lần thử nghiệm trước đó. “

Sau tất cả, các doanh nhân hay giám đốc điều hành, những người có trách nhiệm với lựa chọn của mình đều học được nhiều hơn những người né tránh.

Nguồn: Cafebiz

Tìm hiểu thêm: Bộ sách Làm giàu từ kinh doanh – Hành trang vàng cho sự nghiệp kinh doanh Siêu Lợi Nhuận

Tủ sách Làm giàu từ kinh doanh - Làm giàu từ kinh doanh

ĐẶT SÁCH

0
0 183
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments