Glenn Stearns và 7 bài học: Hợp tác với đối thủ để cạnh tranh
Nước Mỹ dạo gần đây có một chương trình truyền hình thực tế mang tên “Undercover Billionaire” (Tạm dịch: Tỷ phú ẩn thân). Trong chương trình này, điều khiến mọi người ấn tượng nhất chính là 7 bài học rút ra từ thử thách của tỷ phú Glenn Stearns.
Trong chương trình, tỷ phú 55 tuổi, Glenn Stearns tiếp nhận thử thách. Cầm 100 đô la, tới một thành phố xa lạ, dùng khoảng thời gian 3 tháng viết nên câu chuyện thành lập doanh nghiệp triệu đô. Trong suốt quá trình không được phép dùng tới những quan hệ xã hội trước đó của bản thân. Anh phải làm nên mọi thứ từ hai bàn tay trắng.
Chương trình dài 6 tiếng, nhưng câu chuyện “tỷ phú một lần nữa khởi nghiệp” lại mang tới rất nhiều cảm hứng làm giàu cho nhiều người. Chẳng hạn như 7 điều dưới đây:
1. Con người là vốn quan trọng nhất
Glenn tới một thành phố xa lạ, toàn bộ gia tài là một chiếc xe và 100 đô la, ông dựa vào cái gì để khởi nghiệp? Dựa vào đầu óc và sức lực của chính bản thân mình. Con người chính là nguồn vốn quan trọng nhất.
Sau khi tìm được công việc đầu tiên, Glenn quen biết được với ông chủ cửa hàng. Đây đồng thời là mối quan hệ xã giao đầu tiên của ông ở một thành phố xa lạ.
Kế đó, dù không lương, không thưởng, nhưng với tầm nhìn và sự hứa hẹn của bản thân, ông tập hợp được cho mình một nhóm người bản địa. Hoàn thành bước đầu của giai đoạn khởi nghiệp.
Thành công này được quyết định bởi khả năng khai thác và sử dụng vốn nhân lực của ông.
2. Tìm người mua trước rồi hãy quyết định sẽ bán gì
Khi mới tới một thành phố xa lạ, Glenn rất cần tiền. Ông không ngừng đi tìm những lốp xe cũ để bán. Vì sao? Vì ông hiểu ngành này ư? Không hề, bởi lẽ có người cần tới chúng. Có người cần, bạn có thể cung cấp cho người ta. Đây chính là một cuộc làm ăn có lợi.
Ngược lại, có rất nhiều người luôn chấp niệm với thứ mình thích và mình giỏi. Cả ngày dày vò tìm cách làm sao để bán được hàng, không bao giờ quan sát hay tìm hiểu xem khách hàng cần gì. Kết quả, mệt mỏi vì bận rộn, nhưng năm này qua năm khác vẫn không có sự tiến bộ.
3. Nắm bắt thời điểm, thuận thời tiến lên
Glenn là một tấm gương điển hình trong làng “bắt trend”. Ông rất giỏi trong việc nắm bắt thời điểm, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đem tới sự thành công của ông.
Vào dịp giáng sinh, ông bán buôn một loạt các món đồ, kiếm được món tiền đầu tiên. Ngoài ra Ribfest, lễ hội sườn nướng, cũng là thời điểm buôn bán vô cùng thuận lợi. Ông đem theo đoàn đội của mình gia nhập vào thời điểm kiếm tiền có một không hai này. Ông đã kiếm đủ được số tiền có thể mở được một nhà hàng đồ nướng.
Glenn rất biết thuận thời tiến lên, biết rằng nếu biết nắm bắt, bỏ sức và đầu tư vào thời điểm mấu chốt, 1 năm có thể kiếm được bằng 10 năm.
4. Hoàn cảnh không phải là thứ không thể thay đổi
Có nhiều người thường lấy hoàn cảnh, đặc biệt là hoàn cảnh gia đình ra để làm cái cớ cho sự thất bại của mình. Để an ủi mình rằng mình không thành công không phải vì mình không đủ nỗ lực, mà là bởi mình không có một người cha tốt hay một gia đình giàu có.
Nhưng chính bản thân Glenn đã chứng mình cho mọi người thấy. Thứ nhất, ông có thể xuất thân nghèo khó, nhưng luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu và đã thành công. Thứ hai, Glenn có thể một lần nữa bắt đầu lại mọi thứ ở tuổi 55 và có được thành công. Điều này cho thấy hoàn cảnh không phải là thứ không thể thay đổi. Người bình thường vẫn có thể dựa vào sự nỗ lực và phấn đấu của mình để trở nên nổi bật và thành công.
Bạn tin vào điều gì, đó chính là vận mệnh của bạn.
5. Đừng lãng phí cơ hội sau khi thất bại
Các tỷ phú không phải lúc nào cũng mang trên mình ánh hào quang. Glenn cảm thấy mình rất giỏi trong lĩnh vực bán hàng. Ông tìm được công việc bán bóng nhựa (loại bóng dành cho chó chơi). Kết quả hoàn toàn không bán được chút nào. Glenn không kiên trì công việc này nữa, ông ngay lập tức từ bỏ.
Tới nhà máy rượu vang bàn hợp đồng, nói rất nhiều nhưng không cách nào lấy được sự tin tưởng của khách hàng, Glenn bị từ chối. Sau khi quay trở về, ông ngay lập tức bắt tay vào xem xét lại sai lầm, sắp xếp lại tư duy, rồi một lần nữa quay trở lại tìm khách hàng. Và lần này, Glenn đã thành công.
Thứ mà Glenn dạy chúng ta ở đây là: đừng lãng phí thời gian với sai lầm, đừng lãng phí cơ hội sau khi thất bại. Trên thực tế, có quá nhiều người “thích” đắm chìm trong thất bại và thiếu đi dũng khí tìm gặp đối tác một lần nữa sau khi bị từ chối. Đây chính là một trong những nguyên nhân gốc rễ khiến bạn không bao giờ làm nên được nghiệp lớn.
6. Hợp tác với đối thủ cạnh tranh
Trong quá trình đưa nhóm của mình đi bán thịt nướng tại Lễ hội sườn nướng. Vì có quá nhiều khách hàng, nhưng lại thiếu kha khá thịt. Trong lúc mọi người không biết phải làm sao, Glenn đã nghĩ ra cách đi mua và trao đổi với chính các đối thủ của mình để giải quyết vấn đề này.
Thị trường là động chứ không phải tĩnh. “Đối thủ” là tương đối chứ không phải tuyệt đối. Và đối thủ thương mại trong nhiều trường hợp cũng có thể là đối tác. Trong trường hợp khó khăn, bạn có thể chủ động tìm kiếm sự hợp tác từ họ.
Điều quan trọng là phải có suy nghĩ “động và mở”, đừng nhìn thế giới theo kiểu bất biến, một màu.
7. Dùng tiền thể hiện sự khen ngợi
Sau khi dự án khởi nghiệp kết thúc, Glenn đã nghĩ tới việc chia tiền cho các thành viên trong nhóm kinh doanh của mình. Trên thực tế thì cửa hàng thịt nướng này mới khai trương và nó vẫn chưa tạo ra lợi nhuận. Hơn nữa cũng chưa tới thời hạn phát lương. Vì vậy thay vì thưởng ngay tiền mặt cho các thành viên, Glenn đã sử dụng hình thức cổ phiếu để khích lệ những người đã đi theo mình.
Bất kể bạn có muốn thừa nhận hay không thì tiền bạc chắc chắn là cách tốt nhất để khích lệ và khẳng định cống hiến của một người. Đó là sự đánh giá và khen ngợi hiệu quả nhất. Có thể thấy được điều này từ biểu hiện cảm động và hạnh phúc của mọi người khi nhận được tiền trên tay.
Lời kết
Suy cho cùng thì mỗi một người đều là một nhà tư bản, đừng bao giờ lãng phí chính bản thân mình.
Nguồn: Diễn đàn khởi nghiệp
Có thể bạn quan tâm: TỦ SÁCH KHỞI SỰ – KHỞI NGHIỆP – LÀM GIÀU
0 Comments