Giải mã Gen Z – Bán hàng thành công
Hành vi cũng như thái độ trong tiêu dùng của Gen Z đang ảnh hưởng đến mọi thế hệ. Là một doanh nghiệp, hãy lưu ý những điều sau để tiếp cận được Gen Z và thành công trong việc kinh doanh của mình.
1. Tái định nghĩa khái niệm tiêu dùng
Thế hệ người tiêu dùng Gen Z tiếp cận và đánh giá thông tin trước khi quyết định mua. Gen Z không chỉ phân tích những gì họ mua mà cả hoạt động tiêu dùng nữa.
Giờ đây, khái niệm tiêu dùng đã mang một ý nghĩa mới.
Đối với Gen Z – và ngày một tăng đối với thế hệ trước đây, “tiêu dùng” có thể là khả năng truy cập vào các sản phẩm hay dịch vụ, chứ không nhất thiết phải sở hữu.
Đây trở thành một hình thức mới của tiêu dùng. Việc sử dụng không giới hạn hàng hoá và dịch vụ (như dịch vụ gọi xe, video streaming, và đăng ký theo gói) đều tạo ra giá trị. Sản phẩm trở thành dịch vụ, và dịch vụ kết nối người tiêu dùng.
Những công ty hàng tiêu dùng truyền thống nên xem xét việc tạo ra nền tảng sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm tổng hợp có thể kết nối khách hàng xung quanh thương hiệu.
2. Tiêu dùng thể hiện bản sắc cá nhân
Đặc điểm cốt lõi của Gen Z là việc thể hiện bản sắc cá nhân. Vì thế, tiêu dùng trở thành một phương tiện để thể hiện bản thân, trái với việc mua hay mặc đồ hàng hiệu chỉ để cho giống với số đông.
Người tiêu dùng giờ đây không chỉ mong muốn sản phẩm có tính cá nhân hoá cao hơn mà còn sẵn sàng trả giá cao để có được sản phẩm phù hợp với cá tính của họ.
Mặc dù kỳ vọng vào tính cá nhân hoá cao, người tiêu dùng nói chung không hoàn toàn cảm thấy thoải mái về việc chia sẻ dữ liệu cá nhân của họ với doanh nghiệp.
Chỉ 10 đến 15% chia sẻ họ không thấy bất kỳ vấn đề nào liên quan đến điều này. Nếu có đối tác của doanh nghiệp tiếp cận, số lượng người tiêu dùng sẵn lòng chia sẻ thông tin cá nhân sẽ tăng lên 35% – nhưng đây vẫn là một con số tương đối nhỏ.
3. Tiêu dùng gắn liền với các quan điểm về đạo đức
Trong thế giới minh bạch ngày nay, người tiêu dùng trẻ tuổi không phân biệt tách bạch giữa triết lý của thương hiệu, doanh nghiệp, mạng lưới đối tác hay nhà phân phối. Do đó, quyết định của doanh nghiệp phải phù hợp với triết lý thương hiệu, và điều đó phải thấm nhuần vào toàn bộ hệ thống và các bên liên quan.
Người tiêu dùng thuộc Gen Z hầu hết đều được giáo dục đầy đủ về thương hiệu và những sự thật phía sau.
Nếu không, họ cũng biết cách làm sao để tìm kiếm thông tin và hình thành quan điểm nhanh chóng. Nếu một thương hiệu quảng cáo giá trị đa dạng nhưng lại thiếu sự đa dạng trong tổ chức hay vận hành, gen Z sẽ nhanh chóng nhìn ra.
63% người tiêu dùng được khảo sát cho rằng đề xuất từ bạn bè là nguồn thông tin đáng tin cậy về sản phẩm và thương hiệu
Đối với người tiêu dùng, triết lí kinh doanh và marketing là lớp phủ bên ngoài. Vì thế, nhiều công ty không chỉ xác định rõ chủ đề đảm nhiệm, nhưng cũng đảm bảo rằng có sự tham gia của mọi người trong chuỗi giá trị.
Công nghệ đã mang đến cho Gen Z một mức độ kết nối chưa từng có giữa họ với phần còn lại của thế giới, điều đó làm cho sự chuyển giao thế hệ quan trọng hơn và cũng đẩy nhanh các xu hướng liên quan đến công nghệ.
Với nhiều doanh nghiệp, sự chuyển giao này sẽ mang lại cả thách thức lẫn cơ hội hấp dẫn. Và hãy nhớ rằng: bước đầu tiên để nắm bắt bất kỳ cơ hội nào là hãy cởi mở.
4. Giải mã Gen Z cùng “Gen Z – Đọc Vị Thế Hệ Sống Ảo”
Trong số các cuốn sách viết về thế hệ Z, “Gen Z – Đọc Vị Thế Hệ Sống Ảo” có thể coi là một cuốn cẩm nang hữu ích dành cho các chủ doanh nghiệp, start-up, các marketer và các nhà kinh doanh tại Việt Nam với những khai thác thú vị về insight của thế hệ Z. Ngoài ra, ấn phẩm này cũng đồng thời giúp các bạn trẻ thuộc thế hệ Z khám phá và thấu hiểu thêm về bản thân.
“Gen Z – Đọc Vị Thế Hệ Sống Ảo” đã phác họa nên bức chân dung về “thế hệ sống ảo” một cách chân thực nhất dựa trên những suy nghĩ, tâm lý và hành vi ra quyết định của họ ở 8 phương diện chính: Kết Nối, Giải Trí, Học Tập, Công Việc, Mua Sắm, Di Chuyển, Ăn Uống và Thời Trang.
Nguồn: brandsvietnam.com