Elon Musk với 10 bí mật về năng suất đỉnh cao (P3)

By Nguyễn Liên 03/03/2021 10:10

Elon Musk là một người thông minh hơn người bình thường, có tham vọng và chí hướng to lớn. Nhưng chúng ta – những người bình thường – có thể áp dụng một số bí quyết năng suất của ông vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Bạn có thể đọc lại phần 1 tại đây: Tìm ra nguyên lý cơ bản, mọi vấn đề phức tạp sẽ được giải quyết  

Bạn có thể đọc lại phần 2 tại đây: Tắt mọi thông báo làm phiền trên các thiết bị, từ chối họp vô bổ, cực kỳ thích email

#7 – Lên lịch trình 

Điều hành 3 công ty không phải là một thành tích nhỏ, điều đó có nghĩa là thời gian cực kỳ quan trọng đối với Elon Musk. Anh không ngừng cố gắng tối ưu hóa thời gian của mình bằng cách sử dụng các vòng phản hồi.

Giống như nhiều người làm việc hiệu quả và thành công khác, anh tuân theo một lịch trình hàng ngày rất chi tiết và cụ thể. Anh chia lịch của mình thành các khoảng thời gian năm phút và giải quyết một trong những khoảng trống đó là một công việc khó khăn.

Anh ưu tiên kỹ thuật, thiết kế và sản xuất, dành 80% thời gian làm việc cho các lĩnh vực đó.

“Tôi không dành thời gian để bàn về những thứ mang tính khái niệm cao; Tôi dành thời gian của mình để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và sản xuất”.

Bằng cách chia nhỏ ngày của mình thành các khoảng 5 phút, Musk có thể hoàn thành nhiều việc hơn.

Áp dụng bí mật năng suất này

Những người làm việc hiệu quả nhất sẽ bám vào lịch trình thay vì bám vào danh sách việc cần làm. Lịch trình là thứ đã được hạn định và mang lại cho bạn cảm giác thời gian tốt hơn, giúp bạn dễ dàng xác định lượng thời gian bạn có để hoàn thành các dự án trong tuần.

Việc chia nhỏ ngày của bạn thành nhiều phần và sắp xếp các công việc có thể tăng năng suất. Nhưng bạn không nhất thiết phải chia thành khoảng 5 phút. Tôi nhận thấy rằng cách hiệu quả nhất để tổ chức công việc của mình là chia nhỏ ngày làm việc thành các khoảng thời gian 30 phút. Hãy tìm một khoảng thời gian phù hợp nhất cho bạn và công việc của bạn.

Hãy đảm bảo rằng bạn lên lịch mọi thứ: kiểm tra email, gọi điện cho khách hàng, ăn trưa và họp. Tất cả mọi việc đều có trên lịch trình.

Hãy “chôn” danh sách việc cần làm và thay vào đó, làm việc dựa trên lịch trình của bạn.

#8 – Nắm bắt các mục tiêu dài hạn

Có lẽ một trong những đặc điểm nổi tiếng nhất của Musk là xu hướng đặt ra những thời hạn cực kỳ tham vọng cho các dự án của công ty. Anh sử dụng các mục tiêu kéo dài như một cách để thay đổi nhận thức:

“Bước đầu tiên là hãy xác định rằng điều gì đó có thể xảy ra; thì xác suất sẽ xảy ra”.

Đây là câu chuyện của một cựu giám đốc điều hành SpaceX“Giống như việc anh bắt mọi người làm việc trên chiếc xe này với mục đích đi từ Los Angeles đến New York chỉ dùng một bình xăng. Họ sẽ làm việc trên chiếc xe trong một năm và kiểm tra tất cả các bộ phận của nó. Sau đó, khi họ lên đường đến New York, tất cả phó chủ tịch đều thầm nghĩ rằng may mắn thì chiếc xe sẽ đến được Las Vegas. Nhưng chiếc xe hóa ra có thể đến New Mexico – xa gấp đôi so với mong đợi. Musk nhận lại được gấp đôi so với người khác.”

Câu cuối cùng minh họa sức mạnh của mục tiêu kéo dài. Ngay cả khi đối mặt với thất bại, vì mục tiêu của bạn quá cao siêu, không thể đạt được, bạn cũng ăn mừng những thành tựu nhỏ mà bạn đã đạt được bởi vì bạn không mong đợi nó sẽ xảy ra.

Kế hoạch ban đầu của Tesla là bắt đầu xuất xưởng Roadster vào năm 2006. Công ty đã đẩy lùi thời hạn đó nhiều lần cho đến khi chiếc xe thực sự có mặt trên thị trường vào năm 2008. Mặc dù họ đã ra mắt chiếc xe của mình sau thời hạn gần hai năm, nhưng Tesla đã hoàn thành chiếc xe hoàn toàn chạy bằng pin đầu tiên.

Elon Musk nói: “Thường mọi thứ tôi nói đều xảy ra. Có thể không đúng theo lịch dự kiến, nhưng nó thường xảy ra”.

Những mục tiêu kéo dài của Musk đã mang đến cho chúng ta một thế giới nơi một trong những chiếc xe tốt nhất bạn có thể mua là xe điện, và nơi chúng ta có tên lửa tái sử dụng: “Khi Henry Ford tạo ra những chiếc xe giá rẻ, đáng tin cậy, mọi người nói: ‘Con ngựa bị sao vậy?’ Đó là một vụ cá cược lớn mà ông đã thực hiện, và nó đã thành công.”

Việc đặt mục tiêu theo tình hình thực tế sẽ không giúp bạn sáng tạo ra một tên lửa tái sử dụng.

Áp dụng bí mật năng suất này

Mục đích đặt ra các mục tiêu kéo dài là để kéo bản thân ra ngoài vùng an toàn. Sẽ không có sự tiến bộ nào nếu bạn chỉ tiếp tục làm những gì bạn đã làm trong quá khứ. Sự tiến bộ đến từ sự thất bại. Nếu bạn 5 mục tiêu cao cả và chỉ đạt được 2 trong số đó, bạn đang làm tốt hơn tất cả những người chưa bao giờ thử.

Mục tiêu kéo dài đòi hỏi số lượng và chất lượng công việc nhiều hơn, buộc bạn phải đổi mới thường xuyên hơn các mục tiêu thông thường. Và khi theo đuổi nó, bạn sẽ phát triển các kỹ năng của mình đủ để hoàn thành công việc.

Lúc đầu, bạn sẽ không biết mục tiêu dài hạn của mình phải tham vọng như thế nào. Hãy cứ thử và mắc sai lầm, lúc đó bạn sẽ hiểu bạn nên vượt qua giới hạn của mình đến mức nào. Nhưng điều quan trọng nhất là hãy cố gắng khi bắt đầu, và luôn điều chỉnh trong quá trình làm.

Lần tới khi bạn lập kế hoạch cho công việc, hãy dành thêm vài phút để thêm vào một mục tiêu kéo dài. Cố gắng thúc đẩy bản thân thực hiện tốt hơn 50% so với mục tiêu bình thường. Hãy chơi lớn và xem liệu bạn có thể gây bất ngờ với hiệu suất đáng kinh ngạc không. Việc sử dụng chiến lược này là bước đầu tiên để đạt được mục tiêu và đạt được những mục tiêu mà bạn thậm chí không nghĩ mình có thể!

Nguồn: Cafebiz

Có thể bạn quan tâm: TỦ SÁCH KHỞI SỰ – KHỞI NGHIỆP – LÀM GIÀU

Bộ sách Khởi sự - Khởi nghiệp - Làm giàu

ĐẶT SÁCH

0
0 29
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments