ĐIỂM TIN KINH DOANH NGÀY 27/9/2020
Điểm tin Làm giàu từ kinh doanh với những tin tức mới nhất được cập nhật trong 24 giờ qua.
1. “Muôn hình vạn trạng” đánh giá giả trên các trang thương mại điện tử
Theo quy định, để có thể đánh giá sao hay bình luận về sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, người mua phải chốt 1 đơn hàng và được giao thành công.
Vậy những hội nhóm này làm như thế nào mà vẫn tạo ra giao dịch, từ đó có đủ điều kiện để tạo ra những bình luận giả?
Cách 1: Sản phẩm thật, giao dịch cũng là thật nhưng tất cả các đơn hàng sẽ được chuyển đến 1 địa chỉ nhất định rồi chúng quay vòng, trả lại cho bên bán.
Cách 2: Giao dịch vẫn là thật nhưng sản phẩm là giả.Bên bán chỉ cần chuyển những hộp rỗng đến bất cứ địa chỉ người quen nào. Tất nhiên đơn hàng vẫn được xem là giao thành công.
Cách 3: Tinh vi hơn cả là khi các hội nhóm bình luận giả móc nối với bên giao nhận của chính các sàn thương mại điện tử. Khi đó, chỉ cần 1 cú click chuột là món hàng đã được chuyển trên hệ thống thành công.
Thậm chí, theo chia sẻ của 1 người chuyên cày review giả trên mạng, hiện 1 số sàn thương mại đang áp dụng chính sách đó là cho phép người tiêu dùng chưa cần mua hàng đã có thể bình luận về sản phẩm nhằm cạnh tranh lôi kéo khách hàng. Chính điều này là lỗ hổng khiến các hội nhóm tạo bình luận giả càng hoạt động mạnh.
2. Điểm tin – Doanh nghiệp xuất khẩu sang châu Mỹ chưa tận dụng hết các FTA
Chẳng hạn với thị trường Canada, xuất khẩu sản phẩm giày dép Việt Nam mới chiếm 15,6%, dệt may là 6,9%, điện thoại linh kiện khoảng 5,7%… Trong khi đó, thuế suất các mặt hàng này sang Ck,anada đã giảm dần về 0% nhờ cam kết trong CPTPP.
Dệt may, da giày, thuỷ sản… vẫn là mặt hàng chủ lực sang châu Mỹ, đặc biệt với Mỹ. Các mặt hàng này liên quan trực tiếp tới chuyện phục hồi thu nhập người lao động, song song với quá trình kiểm soát Covid-19.Châu Mỹ là thị trường lớn, được xem là khách hàng khó tính bậc nhất và có nhiều tiêu chuẩn riêng cho các doanh nghiệp, sản phẩm xuất khẩu.
Vì thế không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu thị trường thật kỹ trước khi đưa hàng sang khu vực này.Giá trị thương mại hai chiều trong vòng 10 năm qua đã tăng 3,5 lần, từ 28 tỷ USD năm 2011 lên 96,8 tỷ USD vào 2019, trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang châu Mỹ đạt 73,6 tỷ USD và nhập khẩu từ châu Mỹ đạt hơn 23,2 tỷ USD.
3. Điểm tin – GoStream đi trên vai Livestream
Vừa qua, TikTok, nền tảng phát video ngắn số 1 thế giới hiện nay, đã tham gia vào cuộc đua livestream và trước đó là YouTube, Facebook, Twitter, Instagram… Những mạng xã hội khổng lồ và các sàn thương mại điện tử cũng đã phát triển tính năng livestream cho người dùng của mình.
Cùng với tác động của đại dịch COVID-19 và xu hướng ở nhà làm việc nhiều hơn, công nghệ livestream hiện nay đã phổ rộng hầu hết các lĩnh vực, từ livestream hội thảo trực tuyến (webinar), livestream đào tạo trực tuyến cho đến livestream gameshow trực tuyến và phát triển mạnh nhất là livestream bán hàng trực tuyến mà thuật ngữ thông dụng là live-commerce.
Hiện tại, GoStream là công ty đi đầu trong việc triển khai công nghệ livestream tương tác trên các mạng xã hội trong nước, đặc biệt là Facebook gồm 2 sản phẩm chủ lực là gostream.co và gostudio.co.
Ngay trong dịch COVID-19, GoStream đã tăng trưởng vượt bậc, hơn 100% chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng, nhờ các cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm với tính năng phù hợp, giá cả hợp lý và hoạt động ổn định.
4. Điểm tin – Cà phê Việt “lên ngôi” tại Nhật Bản
Theo Nikkei Asia Review, lượng tiêu thụ cà phê hoà tan tăng cao tại Nhật Bản. Cụ thể, loại cà phê robusta được sử dụng chủ yếu để làm cà phê hoà tan đang tăng, trong khi đó doanh số cà phê arabica lại giảm.
Robusta đang là lợi thế của Việt Nam. Vì thế, Viêt Nam đang trở nhà nhà cung cấp cà phê lớn nhất của Nhật Bản.Sản phẩm cà phê của Việt Nam đã vào thị trường Nhật Bản từ khá lâu nhưng đến thời điểm Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19 vào đầu tháng 4.2020 đã khiến các quán cà phê và nhà hàng trên toàn quốc phải đóng cửa, đồng thời buộc hãng Starbucks Coffee Japan phải tạm dừng kinh doanh tại gần 1.100 quán cà phê.
Đây là một đòn giáng mạnh vào nhu cầu đối với cà phê arabica.Ngược lại, nhu cầu đối với robusta tăng mạnh do các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 khiến mọi người ở nhà. Theo Công ty Chế biến thực phẩm Ajinomoto AGF, nhu cầu đối với cà phê hòa tan đã tăng vọt. Doanh số bán các sản phẩm cà phê hòa tan trong quý II/2020 đã tăng khoảng 10% so với một năm trước đó.
Nguồn: Cafebiz/VNExpress/Nhipcaudautu/
Chúc bạn hữu ngày mới tốt lành!