Chuyên gia tâm lý học cho biết, có 7 kiểu tính cách về tiền bạc, bạn thuộc loại nào?
Chúng ta thường nhấn mạnh về tầm quan trọng của kiến thức tiền bạc, chẳng hạn như hiểu biết về cách hoạt động của tiền bạc và có đủ thông tin để đưa ra các quyết định sáng suốt.
Trong hơn 10 năm nghiên cứu tâm lý đối tiền bạc và sự hạnh phúc, tôi đã phát hiện ra rằng có bảy kiểu tính cách về tiền bạc khác nhau.
Chúng ta thường nhấn mạnh về tầm quan trọng của kiến thức tài chính, chẳng hạn như hiểu biết về cách hoạt động của tiền và có đủ thông tin để đưa ra các quyết định sáng suốt.
Nhưng khi nói đến việc xây dựng nền tảng tài chính, điều mà hầu hết mọi người bỏ qua là kiểu tính cách của họ với tiền bạc của họ – hay còn gọi là cách tiếp cận và phản ứng về mặt cảm xúc của họ đối với tiền bạc.
Mỗi chúng ta đều có niềm tin và cảm xúc riêng với tiền bạc, chúng hầu hết được hình thành bởi kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân (ví dụ: do cha mẹ truyền lại hoặc bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh hiện tại của chúng ta).
Trong hơn 10 năm nghiên cứu tâm lý đối tiền bạc và sự hạnh phúc, tôi đã phát hiện ra rằng có bảy kiểu tính cách về tiền bạc khác nhau. Thông thường, chúng ta sẽ là sự kết hợp của nhiều loại chứ không chỉ một.
Xác định xem bạn thuộc loại nào và hiểu được cạm bẫy của từng loại có thể cải thiện đáng kể mối quan hệ của bạn với tiền bạc, giúp bạn thực hiện nhiều việc như tiết kiệm các khoản mua sắm không suy tính trước, lập ngân sách tốt hơn, đầu tư thông minh và đảm bảo một khoản tiền tiết kiệm cho thời kỳ nghỉ hưu.
1. Người tiết kiệm quá mức
Các dấu hiệu của một người tiết kiệm quá mức:
- Bạn tiết kiệm không ngừng nghỉ, đôi khi không thực sự có mục đích gì trong đầu.
- Bạn tin rằng tiết kiệm tiền là cách duy nhất để cảm thấy an toàn hơn trong cuộc sống.
- Bạn rất tiết kiệm. (Bạn bè thường xuyên tìm đến bạn bè để nhờ tư vấn các hãng điện thoại nào rẻ nhất, thẻ tích điểm nào có giá trị hoặc khi nào mua được vé máy bay với giá rẻ nhất).
Cạm bẫy: Một số Người tiết kiệm quá mức sợ mất tiền đến nỗi họ dùng cả đời để tiết kiệm mà không tiêu bất kỳ một khoản nào. Ví dụ: họ có thể bỏ qua những sở thích hoặc các hoạt động mang lại cho họ hạnh phúc và mục đích.
Lời khuyên: Học cách điều chỉnh, học cách cân bằng giữa tiết kiệm và tận hưởng cuộc sống. Suy nghĩ về bản thân mình trong tương lai và làm sao để dùng tiền tiết kiệm của mình để đạt được điều đó.
2. Người tiêu xài quá mức
Dấu hiệu của một người tiêu xài quá mức:
- Bạn có xu hướng tiêu tiền vào những thứ không cần thiết.
- Bạn có tính hướng ngoại và thích thiết đãi mọi người một cách đặc biệt, đôi khi không vì lý do cụ thể nào.
- Khi bạn đang gặp khó khăn về cảm xúc, giải pháp của bạn là tiêu tiền, đặc biệt là để thỏa mãn tức thời.
Cạm bẫy: Ngay cả khi có một khoản nợ lớn, Người tiêu xài quá mức thường sẽ tiếp tục mua sắm. Họ thậm chí có thể cố gắng che giấu các giao dịch mua hàng có giá trị lớn với bạn bè và gia đình. Trong những trường hợp cực đoan, họ có nguy cơ phá sản nếu liên tục chi tiêu vượt quá số tiền kiếm được.
Lời khuyên: Lập một kế hoạch ngân sách sẽ giúp bạn nhìn mọi thứ từ một góc độ khác. Hãy nhắc nhở bản thân rằng việc mua một chiếc ô tô mới (khi bạn đã có) đồng nghĩa với việc cắt giảm chi tiêu cho những thứ thiết yếu như việc tiết kiệm cho việc nghỉ hưu hoặc trả nợ.
3. Người tập trung kiếm tiền
Các dấu hiệu của người có tính cách chỉ tập trung kiếm tiền:
- Bạn tin rằng kiếm nhiều tiền hơn là bí quyết của hạnh phúc.
- Bạn dành phần lớn năng lượng của mình để cố gắng kiếm nhiều tiền nhất có thể.
- Bạn tìm thấy niềm vui từ sự chấp thuận và công nhận từ những người khác cho thành công về tài chính của bạn.
Cạm bẫy: Mặc dù những người tập trung kiếm tiền thường quyết tâm để đạt được tự do tài chính, nhưng họ có thể gặp nguy hiểm nếu bắt đầu bỏ bê các mối quan hệ quan trọng để ưu tiên tăng trưởng tài sản của mình (ví dụ: chọn làm việc vào cuối tuần thay vì dành thời gian cho những người thân yêu).
Lời khuyên: Cuộc sống còn nhiều thứ hơn là tiền bạc. Và nếu bạn có một số tài sản lớn, hãy khiến nó trở nên có mục đích bằng cách giúp đỡ người khác, cho dù là quyên góp cho một việc quan trọng hay tự chiều chuộng bản thân mình bằng một kỳ nghỉ gia đình mà bạn đã nghĩ đến trong nhiều năm.
4. Người thờ ơ với tiền bạc
Dấu hiệu của người có tính cách thờ ơ với tiền bạc
- Bạn hiếm khi nghĩ về tiền (và ý tưởng về việc tạo ngân sách cũng khiến bạn buồn nôn).
- Trong nhiều trường hợp cực đoan, bạn tin rằng tiền bạc là xấu hoặc là tội ác.
- Bạn cảm thấy rằng tiền không nên để tiền ảnh hưởng đến các quyết định quan trọng trong cuộc sống.
Cạm bẫy: Nhiều người thờ ơ với tiền bạc cảm thấy họ chỉ cần một số tiền nhỏ để hạnh phúc, đó là một suy nghĩ lành mạnh. Nhưng mọi thứ có thể trở nên tồi tệ nếu họ không chịu trách nhiệm về tài chính của mình (ví dụ: phụ thuộc vào vợ/ chồng chịu trách nhiệm thay cho họ).
Lời khuyên: Ngay cả khi bạn đang dư dả về tài chính, hãy lưu ý những xem tiền của bạn chi cho việc gì, chi phí hàng tháng của bạn là bao nhiêu và bạn đang vay nợ khoản nào. Tất cả những điều này có thể giúp bạn tránh khỏi rất nhiều căng thẳng về tài chính trong tương lai.
5. Người tiết kiệm nửa vời
Các dấu hiệu của người có tính cách tiết kiệm nửa vời:
- Có những đặc điểm chung của cả người thích tiêu xài và người tiết kiệm.
- Bạn bắt đầu tiết kiệm được rất nhiều tiền, nhưng sau đó lại tiêu xài vô cớ.
- Khi sử dụng số tiền tiết kiệm của mình, bạn có thể chi cho những thứ không cần thiết hoặc ít khi sử dụng.
Cạm bẫy: Sẽ thật mệt mỏi khi con lắc liên tục chuyển động từ tiêu xài hoang phí sang tiết kiệm quá mức. Những người tiết kiệm nửa vời thường căng thẳng và thất vọng về bản thân vì họ làm việc chăm chỉ để tiết kiệm tiền và rồi cháy túi quá nhanh.
Lời khuyên: Giống như Những người chi tiêu quá mức, Người tiết kiệm nửa vời hiếm khi suy nghĩ về những gì họ sẽ chi khi quyết định. Trước bất kỳ khoản giao dịch lớn nào, hãy tưởng tượng trong một hoặc hai tuần tiếp theo mình sẽ cảm thấy thế nào. Đừng đánh mất mục tiêu tài chính của mình.
6. Người cá cược
Dấu hiệu của một người cá cược:
- Bạn có những đặc điểm chung giữa Người tập trung kiếm tiền và Người tiêu xài hoang phí.
- Cảm giác hồi hộp của rủi ro và sự hứa hẹn về phần thưởng là một có thể khiến bạn dễ dàng lạc lối
- Đôi khi liều lĩnh chi tiền chỉ với mục đích thoát khỏi sự buồn chán.
Cạm bẫy: Không có gì lạ khi Người cá cược gặp phải những bất ngờ hoặc thua lỗ nghiêm trọng. Rủi ro rõ ràng nhất là khi sự liều lĩnh vượt quá tầm kiểm soát và họ vay mượn những thứ như tiền hưu trí hoặc quỹ học đại học của con cái để bù đắp cho những khoản lỗ trong quá trình đó.
Lời khuyên: Mục đích nên có là tự phản ánh nội tâm và nghiêm khắc với những rủi ro tài chính mà bạn chấp nhận. Cân bằng và sự an toàn là điều cần thiết phải có, vì vậy hãy bắt đầu dành ra khoản tiết kiệm hàng tháng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào quan trọng.
7. Người lo âu
Dấu hiệu của một người lo âu:
- Bạn có bao nhiêu tiền không quan trọng – bạn thường xuyên lo lắng rằng mình sẽ mất nó vào bất kỳ thời điểm nào.
- Bạn thiếu tự tin vào khả năng tự do tài chính của mình.
- Bạn không ngừng ám ảnh về trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra khi bạn hết tiền.
Cạm bẫy: Thật thông thái khi có thể nhận thức được điều gì sắp xảy ra nếu bạn chưa chuẩn bị cho tương lai của mình. Nhưng để những lo lắng, muộn phiền ăn mòn hạnh phúc của bạn trong giây phút hiện tại chưa bao giờ là điều tốt.
Lời khuyên: Tìm kiếm sự tích cực xung quanh các cuộc trò chuyện về tiền bạc. Tìm hiểu những lo lắng về tài chính của bạn đến từ đâu, nói chuyện với một cố vấn tài chính hoặc một nhà trị liệu trong trường hợp cần thiết.
Nguồn: CafeBiz
Có thể bạn quan tâm:
SIÊU CÒ – CÁCH THỨC BIẾN QUAN HỆ THÀNH TIỀN TỆ