Chiến thuật bán hàng kinh điển của ngành thương mại điện tử làm thay đổi mọi thứ: Mua trước, trả sau!
Chiến thuật cho mua trước, trả sau của ngành thương mại điện tử đã tạo ra một cuộc cách mạng bán hàng.
Thời điểm chốt sale (hay còn gọi là “mua trước trả sau”) đã trở nên trẻ trung và quyến rũ hơn dưới dạng các ứng dụng mới như Affirm và Klarna. Một số ứng dụng này, như Klarna, cho phép người mua trả góp giao dịch trong vòng 4 tuần mà không phải trả lãi suất.
Tôi biết điều này nghe có vẻ hấp dẫn đối với khách hàng nhưng không hấp dẫn cho thương hiệu của bạn. Bạn có thể nghĩ: Tôi có thực sự cần những khách hàng trả sau không?
“Mua trước trả sau” có thể đi ngược lại với chiến lược kinh doanh, nhưng nó không đi ngược lại khách hàng. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ có tư duy chi tiêu độc đáo. Điểm mấu chốt là lựa chọn POS (như Klarna) sẽ khiến người mua hàng mua sản phẩm của bạn thường xuyên hơn 44% so với lựa chọn trả bằng thẻ tín dụng.
Giống như tính năng “vận chuyển trong vòng 2 ngày” đã thay đổi bối cảnh Thương mại điện tử cho các thương nhân ở khắp mọi nơi, tính năng POS đang cách mạng hóa thanh toán của khách hàng; và lần này, tỷ lệ cược có lợi cho bạn. Đây là lý do tại sao…
Để hiểu được cảm nhận của khách hàng đối với POS, bạn phải hiểu sâu về họ. Giới trẻ thế hệ Y bây giờ đang rơi vào tình trạng không vui về tài chính.
Nợ cho vay cá nhân trung bình của thế hệ Y đang tăng lên 44% trong 5 năm qua (nhiều hơn gấp đôi mức tăng của bất kỳ thế hệ nào khác trong thời gian đó). Thế hệ Z đã chứng kiến số nợ cho vay cá nhân trung bình tăng từ năm 2018 đến năm 2019. Giới trẻ nợ ngày càng nhiều, điều đó có nghĩa là ngày càng có nhiều mặt hàng “hưởng thụ” họ từ chối chi trả, trừ khi …..
Nicole Garland là một bà mẹ thuộc thế hệ Y trước đây sử dụng Central Pennsylvania nhưng đã chuyển qua Klarna. Klarna không chỉ cho phép Nicole mua quần áo mới cho con gái của mình “mà không bị trừ một khoản tiền lương lớn”, nó còn cho phép Nicole mua những món đồ cho mình, một điều hiếm có bà mẹ nào dám làm. Nicole nói: “Tôi sẽ không thích những đôi dép ‘đắt tiền’ nếu tôi phải thanh toán toàn bộ chỉ trong một lần”.
“[Klarna] gần như khiến tôi cảm giác như là mình không cần phải trả quá nhiều tiền cho đôi giày.”
Khi bạn phải đối đầu với nhiều khoản nợ, bạn dễ dàng không màng đến những món hàng đắt tiền. Các ứng dụng tài chính POS đã thay đổi tâm lý này bằng cách khiến cho người mua cảm thấy mình có thể quản lý được giao dịch này. Đối với một số người trẻ, POS là điều duy nhất giúp họ vượt qua nỗi khó khăn.
Brenda Ramirez, 21 tuổi, chỉ mua sắm ở các cửa hàng giảm giá nếu họ áp dụng hình thức thanh toán Klarna.
“Mỗi lần nhận lương, tôi đều lo lắng rằng mình sẽ mất 20 USD cho việc mua sắm.”
Bây giờ cô ấy đã chọn mua một chiếc chăn bông đang được sale ở Overstock, và dùng Klarna. Cô nói: “Tôi không kén chọn, chỉ cần rẻ.”
Các ứng dụng tài chính POS giảm bớt gánh nặng tâm lý khi mua hàng, khiến khách hàng mua nhiều hơn và thường xuyên hơn. Trên thực tế, Klarna tăng mức đặt hàng trung bình lên 68% và tăng tần suất mua hàng của khách hàng lên 21%.
Tăng tần suất mua hàng có nghĩa là tăng số lượng khách hàng thường xuyên; và đó chính là chìa khóa cho bối cảnh Thương mại điện tử hiện nay. Hãy nhìn vào số liệu thống kê: “Giữ giữ chân 5% khách hàng giúp bạn tăng 25-95% lợi nhuận.” Nếu bạn có thể đưa ai đó qua kênh, sao lại không thể đưa họ trở về”: Vậy tại sao bạn không làm tất cả những gì mình có thể để đạt được điều đó?
“Vận chuyển trong vòng hai ngày” đã cách mạng hóa Thương mại điện tử vì đó là một sự thuận tiện hiển nhiên đối với người tiêu dùng; “Tài chính POS” là mô hình mới cho một thế hệ đã đến tuổi trong thời kỳ suy thoái.
Có thể khi bạn mường tượng danh sách khách hàng của mình, bạn không nghĩ đến những người thích “mua trước trả sau”, nhưng tại sao lại từ chối họ? Đừng bỏ qua đội quân mua sắm trẻ tuổi này.
Hãy cho phép khách hàng trả sau, và chờ xem kết quả sẽ như thế nào.
Nguồn: Cafebiz
Có thể bạn quan tâm: BỘ ĐÔI MARKETING BÁN HÀNG ĐỈNH CAO