Bà mẹ nghèo nuôi 3 con thành đạt tiết lộ bí mật giáo dục “nhỏ nhưng có võ”: Tất cả là nhờ việc làm đơn giản này!
Bà mẹ nghèo nuôi 3 con thành đạt tiết lộ bí mật giáo dục “nhỏ nhưng có võ”: Tất cả là nhờ việc làm đơn giản này! Justin nhớ lại những ngày tháng cả ba anh em cùng mẹ rong ruổi đi dọn dẹp khắp nơi, dù vất vả nhưng nhờ vậy mà họ đã có được thành công ngày hôm nay.
Mới đây, một bà mẹ tại Mỹ đã thu hút sự chú ý của cộng đồng khi sinh ra và lớn lên trong một vùng quê nghèo ở Malaysia nhưng nuôi dạy thành công ba người con trai thành đạt.
Con trai cả Justin tốt nghiệp Yale, vừa học vật lý và tâm lý học, anh là người tạo ra Twitch. Năm 2014, Twitch được bán cho Amazon với giá 970 triệu USD. Con trai thứ hai, Daniel, thành lập Cruise phát triển xe tự lái. Năm 2016, General Motors mua lại Cruise với hơn 1 tỷ USD tiền mặt và cổ phiếu.
Ngay cả cậu con trai nhỏ “kín tiếng nhất” cũng đã trở thành một kỹ sư phần mềm xuất sắc.
Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, các cậu con trai nói với mọi người rằng chính “luật giáo dục việc nhà” của mẹ đã dạy họ cách thành lập và quản lý một công ty.
Hãng truyền thông kinh doanh nổi tiếng Business Insider đã phỏng vấn cậu con trai cả Justin và cậu con trai thứ Daniel. Cả hai người đều cho rằng thành công của họ là làm việc nhà khi còn nhỏ.
1. Giáo dục bằng cách theo mẹ dọn nhà từ khi còn nhỏ
Mẹ của 3 cậu con trai kể trên từng kinh doanh bất động sản. Công việc của bà là sửa chữa căn nhà cho thuê đã đổ nát vào cuối tuần, sau đó cho thuê hoặc bán chúng.
Vì vậy, mỗi cuối tuần, bà sẽ đưa ba cậu con trai của mình đến làm tất cả những công việc như sửa chữa, sơn nhà, sửa bàn ghế, dọn dẹp… Cả ba cũng thường giúp mẹ làm một số công việc văn phòng, chẳng hạn như nhập dữ liệu cho vay.
Justin cho biết anh sẽ không bao giờ quên những ngày theo mẹ đi làm. Khi các con phàn nàn, bà ấy sẽ nói: “Con có thấy những công việc này khó khăn không? Nếu con sống ở những nơi mẹ từng ở chắc chắn sẽ không thể cầm cự được một ngày!”.
Bà cũng dạy các con rằng cuộc sống sẽ không thể tránh khỏi những vất vả, nhưng đồng thời cũng có những điều tốt đẹp và con phải chấp nhận sự chung sống với những điều tốt và cái xấu. Chúng ta không thể loại bỏ những phần xấu, nếu không thì khoảng thời gian tốt đẹp sẽ trở nên vô nghĩa.
2. Giáo dục khuyến khích các con làm việc nhà bằng phương pháp đặc biệt
Gia đình có ba cậu con trai nhưng bà không gia
cho từng người riêng lẻ như những ông bố bà mẹ khác. Thay vào đó, mẹ Justin chỉ lập một “danh sách việc nhà” và để ba người con trai thương lượng với nhau.
Hơn nữa, chỉ cần không hoàn thành công việc nhà trong danh sách, cả ba người con trai đều bị phạt.
Justin cho biết: “Tất cả chúng tôi đều cảm thấy điều này là không công bằng, nhưng cách phân chia này đã dạy chúng tôi rất nhiều. Nó khiến chúng tôi thay đổi từ ‘chỉ nghĩ về bản thân’ sang ‘hiểu trách nhiệm của mình’, và nó cũng khiến chúng tôi nhận thức được cả ba là một đội”.
Anh cũng nói trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi nghĩ làm việc nhà cũng giống như thành lập công ty. Trong bất kỳ công ty khởi nghiệp nào, mọi người đều như ngồi trên cùng một con thuyền. Ai làm gì không quan trọng. Chúng ta chỉ cần làm tốt một số việc nhất định là có thể thành công”.
3. Vai trò của cha mẹ đối với tương lai của con cái
Năm 2002, Marty Rossmann, một giáo sư chuyên nghiên cứu về giáo dục gia đình tại Đại học Minnesota, đã công bố một nghiên cứu gây “chấn động”: Cha mẹ có ảnh hưởng quan trọng đến tương lai của con cái bằng cách khuyến khích con làm việc nhà.
Những việc làm này không chỉ giúp cho thể chất của trẻ được rèn luyện mà còn giúp chúng thông minh hơn, thúc đẩy sự phát triển của phần não chịu trách nhiệm tư duy trừu tượng, nâng cao kỹ năng đọc, viết và tính toán của trẻ.
Việc nhà cũng có thể mang lại hạnh phúc cho trẻ em. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi trẻ thấy rằng bản thân có thể đóng góp cho gia đình, chúng sẽ cảm nhận được hạnh phúc. Về lâu dài, việc này giúp con cái khi trưởng thành có một cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn.
Frank Furedi, Giáo sư xã hội học tại Đại học Kent, chỉ ra rằng xã hội và gia đình hiện nay đang “trẻ hóa” thế hệ trẻ, khiến ngày càng có nhiều người trẻ có tâm lý không muốn trưởng thành, một số người không thể sống độc lập dù đã gần 30 tuổi.
4. Làm thế nào để rèn luyện thói quen làm việc nhà của trẻ?
Dựa trên dữ liệu thu thập bởi nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng Diana Baumrind tại các gia đình ở San Francisco trong hơn 25 năm, Tiến sĩ Rossmann đã phân tích tình hình trẻ em từ các gia đình tham gia làm việc nhà ở ba nhóm tuổi (3-4, 9-10 và 15-16 tuổi).
So với những đứa trẻ bắt đầu tham gia làm việc nhà ở độ tuổi 9-10 hoặc thậm chí 15-16 tuổi, những đứa trẻ bắt đầu ở độ tuổi 3-4 có mối quan hệ gần gũi và hòa thuận hơn với gia đình khi chúng đến tuổi thanh niên. Ở tuổi 25, chúng thường có năng khiếu và có nhiều khả năng phát triển thích ứng tốt với xã hội.
Trên thực tế, khi trẻ được 18 tháng tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu khuyến khích con tham gia vào các công việc nhà phù hợp. Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng chính ở độ tuổi này, trẻ em có động lực để giúp đỡ người khác lần đầu tiên trong đời.
Sử dụng ngôn ngữ khéo léo để khơi dậy hứng thú của trẻ
Child Development, một tạp chí có thẩm quyền trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý trẻ em ở Hoa Kỳ, đã công bố một nghiên cứu về trẻ em từ 3 đến 6 tuổi giúp đỡ người khác có thể làm tăng đáng kể sự sẵn lòng giúp đỡ của chúng.
Điều này là do trẻ em muốn được khen ngợi, chẳng hạn như được coi là một “đứa trẻ ngoan, chăm chỉ và biết giúp đỡ người khác”.
Đưa việc nhà vào lịch trình của con
Để rèn thói quen này, cha mẹ cần đưa công việc vào thời gian biểu hàng ngày như một hoạt động bình thường để duy trì nó liên tục và biến nó thành thói quen.
Làm việc nhà như chơi một trò chơi
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc chuyển đổi các công việc hàng ngày (như tập thể dục, học tập, làm việc…) thành trải nghiệm như trò chơi có thể cải thiện đáng kể hiệu quả và hứng thú của trẻ.
Bạn có thể tạo tiền làm việc nhà như một trò chơi. Ví dụ mỗi khi con hoàn thành một nhiệm vụ, bạn sẽ tăng lên một cấp, sau đó chúng sẽ đối mặt với một nhiệm vụ mới có độ khó cao hơn…
Khen ngợi và trao phần thưởng đúng cách
Động lực bên trong xuất phát từ việc chúng ta sẵn sàng muốn làm điều gì đó.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần thưởng bên ngoài thực sự làm giảm động lực bên trong. Đối với công việc nhà, các nhà tâm lý học tin rằng việc cho thưởng tiền cho trẻ sẽ làm giảm động lực giúp đỡ người khác, biến việc “giúp đỡ” thành một giao dịch thương mại.
Bất kể thành tích của con như thế nào, hãy khen ngợi những nỗ lực của trẻ. Ngay cả khi con làm chưa tốt, thay vì đổ lỗi cho sự kém cỏi thì cha mẹ nên công nhận sự cố gắng của con và khuyến khích con trong những lần sau.
Tạo quan điểm tích cực đối với việc “làm việc nhà”
Đừng gắn việc nhà với trừng phạt, vì điều này sẽ khơi dậy lòng oán hận của trẻ. Cha mẹ nên giúp con có cái nhìn tích cực về công việc này. Nếu bạn luôn phàn nàn về công việc hàng ngày, con cái của bạn tất nhiên sẽ miễn cưỡng làm việc đó. Nếu bạn tỏ thái độ vui vẻ, trẻ sẽ tự nhiên nhìn vấn đề dưới góc độ tích cực.
Nguồn: Nhịp sống kinh tế