7 điều nên làm nếu bạn đang cảm thấy bất lực trước mọi việc
Cảm thấy bất lực là điều mà nhiều người từng trải qua. Đó là một cảm giác có thể xuất hiện sau một thời gian căng thẳng hoặc phản ứng với chấn thương. Trong những trường hợp khác, nó có thể là một triệu chứng của rối loạn tâm thần như trầm cảm.
Khi cảm thấy bất lực, bạn sẽ khó có động lực để thay đổi hoàn cảnh của mình. May mắn thay, có một số điều bạn có thể làm để cảm thấy tốt hơn để đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.
1. Thứ nhất, hãy xác định lí do khiến bạn cảm thấy bất lực
Nếu bạn không thể làm gì để thay đổi tình hình, thì việc đánh giá nguồn gốc gây ra cảm xúc tồi tệ này có thể giúp ích cho bạn. Vì thế, bạn có thể đặt ra một số câu hỏi như sau và tự mình giải đáp:
- Gần đây bạn có phải đương đầu với rất nhiều căng thẳng không?
- Gần đây bạn có trải qua chấn thương hoặc thất bại không?
- Có điều gì đó đang xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn?
- Hoặc, bạn đã phải vật lộn với các triệu chứng khác như ủ dột, buồn bã, tuyệt vọng và mất hứng thú?
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác bất lực sẽ giúp bạn biết được nên làm thế nào để loại bỏ chúng.
Ví dụ, nếu những căng thẳng hàng ngày đang khiến bạn cảm thấy bất lực, việc tìm cách kiểm soát căng thẳng mãn tính có thể giúp bạn trở lại với một tư duy linh hoạt hơn.
Cần hiểu tại sao bạn không muốn thay đổi
2. Cần hiểu tại sao bạn không muốn thay đổi
Khi chìm đắm trong bất lực, chúng ta thường buông lỏng bản thân, mặc kệ cho tất cả mọi thứ xung quanh “muốn ra sao thì ra”. Nhưng nếu, bạn có thể thay đổi tư duy của bản thân, tự khích lệ chính mình để vượt qua thách thức, bạn sẽ tạo ra cơ hội để đánh bại “sự bất lực”.
Yếu tố mấu chốt ngăn cản bạn thay đổi không phải là những chướng ngại vật ngoài kia, mà đó là cảm xúc bên trong bạn, ý thức của bạn. Một khi bạn quyết tâm thay đổi, không ai có thể ngăn cản điều đó.
3. Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát
Đại dịch COVID-19 toàn cầu là ví dụ điển hình về một sự kiện đau thương khiến nhiều người rơi vào trạng thái bất lực. Ai đó bất lực vì thất nghiệp, ai đó bất lực vì không thể ra khỏi nhà trong nhiều tháng trời, cũng có thể ai đó bất lực bản thân đã mắc phải căn bệnh này. Bởi vì rất nhiều khía cạnh của tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của mỗi cá nhân, vì vậy hãy quản lý những thức bạn có thể kiểm soát được, trong tâm khả năng của bạn.
Khi bạn dành quá nhiều thời gian để suy ngẫm về những điều không thể thay đổi, nó sẽ khiến bạn càng thêm buồn rầu, chán nản. Không ai trong chúng ta là hoàn hảo, bạn cũng không phải siêu nhân, vì thế đừng cố gắng phân thân để giải quyết hết rắc rối ngoài kia. Dồn sức lực vào những thứ không thể thay đổi đó chỉ khiến bạn cảm thấy thất bại hơn. Thay vì thế, hãy chú ý đến những điều bạn có thể kiểm soát. Nó sẽ mang lại cho bạn nhiều động lực hơn, vì bạn có thể làm được và tạo ra kết quả tích cực.
4. Hãy nhớ “những suy nghĩ của bạn đôi khi không chính xác”
Sự méo mó về nhận thức là cách bộ não của bạn hiểu sai các sự kiện, đưa ra kết luận sai lầm và tin rằng những điều sai lầm đó là đúng. Khi bạn đang đối mặt với một cảm xúc khó khăn như bất lực, điều quan trọng cần nhớ là bộ não của bạn không phải lúc nào cũng nói cho bạn biết sự thật.
Vì vậy, lần tới khi bạn thấy mình suy nghĩ “không có gì sẽ thay đổi” hoặc “tôi không thể làm gì để tạo ra sự khác biệt” với những suy nghĩ tiêu cực, hãy thử lùi lại một chút để có cái nhìn thực tế hơn.
Không phải lúc nào cũng dễ dàng thay đổi những kiểu suy nghĩ này. Tuy nhiên, học cách nhận ra chúng là bước đầu tiên để thay đổi chúng.
5. Thử thách cảm giác bất lực của bạn
Một khi bạn bắt đầu nhận ra những suy nghĩ và cảm xúc bất lực đó, đã đến lúc bắt đầu chủ động thử thách và thay thế chúng bằng những suy nghĩ và cảm xúc chính xác hơn.
Điều này có thể liên quan đến việc tìm kiếm bằng chứng chỉ ra điều ngược lại. Nếu bạn cảm thấy bất lực trong việc cố gắng đạt được một mục tiêu cụ thể, hãy nghĩ về những lần bạn đã hoàn thành xuất sắc một điều gì đó mà bạn đã đặt ra.
Tìm kiếm bằng chứng chứng minh cảm giác bất lực của bạn. Suy nghĩ về các tình huống chứng tỏ quyền tự quyết cá nhân của bạn.
Bằng cách tích cực tìm kiếm thông tin khiến bạn cảm thấy được trao quyền và có năng lực hơn, bạn sẽ có thể thoát khỏi tư duy bất lực tốt hơn.
6. Ghi nhớ điểm mạnh của bạn
Nếu bạn đang cảm thấy bất lực, hãy chú ý đến những điểm mạnh và khả năng độc đáo của riêng mình. Chú tâm vào những khả năng này là một cách tuyệt vời để có thêm sức mạnh và động lực để giải quyết những thách thức khác nhau.
Hãy liệt kê ra “những thứ bạn giỏi giang” và nghĩ về cách mà bạn có thể sử dụng chúng để giải quyết vấn đề của mình, thay vì chìm đắm trong những điểm yếu của bản thân, hãy tập trung thời gian để đánh giá cao và mài giũa điểm mạnh của bạn.
7. Học cách hấp nhận
Mặc dù có vẻ phản tác dụng, nhưng thừa nhận những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn thực sự có thể cải thiện khả năng chấp nhận chúng. Áp lực càng nhiều bất lực càng lớn, thậm chí là tuyệt vọng bởi thực tế bạn đang không thể làm gì cả trước những khó khăn đang xảy ra.
Khi chúng ta lầm tưởng rằng bản thân có thể kiểm soát tương lai, chúng ta sẽ thực sự thấy đau khổ hơn.
Tập trung vào hiện tại, vào những thứ mà bạn có thể kiểm soát ngay bây giờ, có thể hiệu quả hơn. Nó sẽ giúp bạn bớt đau khổ và hài lòng hơn với cuộc sống.
Nguồn: modafinilvn.com
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Thay thói quen – Đổi vận mệnh