5 chiến lược marketing giúp thương hiệu chinh phục Gen Z Việt Nam thời đại số
Thế hệ Z (Gen Z) là những người trong độ tuổi từ 13-21. Ở Việt Nam, có 14.4 triệu người thuộc thế hệ Gen Z (theo Genzilla). Đây là những khách hàng tiềm năng mà các thương hiệu cần phải nắm rõ cách thức tiếp cận và khai thác.
Gen Z tập trung chủ yếu ở 2 thành phố trung tâm của Việt Nam, Hà Nội và Hồ Chí Minh. Mặc dù tập trung ở các thành phố lớn, song Gen Z lại không giống những người tiền nhiệm của họ (Millennial). Họ có xu hướng thích ở nhà và sử dụng mạng xã hội, tương tác online thay vì dạo quanh phố phường. Vì vậy, để chinh phục Gen Z Việt Nam, các marketers phải thay đổi phương pháp và có những chiến lược sáng tạo.
1. Video, Video, Video
Video content là cách thức thu hút sự chú ý của Gen Z hiệu quả nhất. Khảo sát của Decision Lab đã tiết lộ rằng YouTube là nền tảng web Gen Z truy cập đầu tiên khi muốn tìm kiếm sự giải trí hay vui vẻ.
Nhưng đó không phải là lý do duy nhất họ sử dụng YouTube. Với 52% thanh thiếu niên tích cực xem Youtube, 80% trong số đó xem vì mục đích mở rộng kiến thức và 68% mong muốn cải thiện hoặc học thêm kỹ năng mới. Những người khác cho biết họ xem Youtube để giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống.
Tuy nhiên, Youtube cũng không phải là nơi duy nhất chứa đựng video content. Instagram cũng là một nền tảng tiềm năng, với Instagram Stories. Và không thể không kể đến cái tên nổi nhất thời gian gần đây – TikTok. Làm marketing trên TikTok là điều bạn cần đặc biệt lưu ý nếu muốn nhắm đến đối tượng là Gen Z.
Điển hình cho sự thành công của video content chính là 1977Vlog, FAP Tv (giải trí); Grab, Bột giặt Aba (quảng cáo).
2. Bán trải nghiệm, không phải sản phẩm
Sinh ra và lớn lên cùng Internet, Gen Z dường như miễn nhiễm với các chiến dịch marketing. Rõ ràng, những bạn trẻ này không thích những nội dung bán hàng “lộ liễu”. Họ không muốn nghe về lý do tại sao sản phẩm của bạn tuyệt vời đến vậy, họ muốn biết làm thế nào nó sẽ có lợi cho họ. Cụ thể hơn, sản phẩm này có mang lại trải nghiệm thú vị nào không?
Theo Mention, 25% những gì bạn bán là sản phẩm của bạn. 75% bổ sung là cảm giác vô hình đi kèm với sản phẩm nói trên.
Một ví dụ đặc trưng là thương hiệu Durex. Mọi người đều biết sản phẩm của Durex là gì, nhưng vẫn luôn cập nhật những bài đăng và tin tức mới nhất của thương hiệu này. Họ luôn tin rằng, Durex sẽ mang lại những liên kết sáng tạo nói về các hoạt động trong cuộc sống. Và điều đó giúp Durex hằn sâu vào trí nhớ của mọi người, đặc biệt là Gen Z.
3. Influencer, có cần thiết?
Influencer marketing không còn là xa lạ với người tiêu dùng. Việc những ca sỹ, nghệ sỹ, người nổi tiếng đứng ra quảng bá sản phẩm hay thậm chí làm đại sứ thương hiệu cho một nhãn hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, hay Youtube ngày càng phổ biến.
Tuy nhiên, các chuyên gia marketer nhận thấy rằng hiệu quả của các influencer không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với số lượng người theo dõi. Điều này xuất phát từ sự thật: Con người sẽ cảm thấy tin tưởng và dễ dàng tương tác với những người cho họ cảm giác gần gũi, thân thuộc với mình hơn.
Chính vì thế, khái niệm micro-influencer (những người có ảnh hưởng siêu nhỏ) ra đời. Micro-influencer là những người ảnh hưởng có lượng fan nhỏ, dưới 30,000 lượt theo dõi. Mặc dù có lượng fan nhỏ, tuy nhiên chính sự gần gũi và thân thiết giữa các micro-influencer và fan là chìa khóa đem lại sự ảnh hưởng mạnh mẽ trong quyết định mua hàng của các fan của họ.
4. Kết nối và tương tác
Các marketers đều hiểu những đánh giá là quan trọng trong xây dựng lòng tin thương hiệu, nhưng điều này lại càng quan trọng nếu thị trường mục tiêu là Gen Z.
Trên thực tế, 76% các thành Gen Z nói rằng họ muốn các thương hiệu phản hồi lại bình luận và xem khả năng phản hồi này là chìa khóa để xác định tính xác thực của một thương hiệu. 41% thế hệ này đã đọc ít nhất năm đánh giá trực tuyến trước khi mua hàng và họ chia sẻ gấp đôi số phản hồi tích cực so với tiêu cực.
5. Nhấn mạnh vào sự quan tâm quyền riêng tư
Nghiên cứu từ NGen cho thấy 88% thế hệ Gen Z đồng ý với tuyên bố: Bảo vệ quyền riêng tư của tôi là rất quan trọng đối với tôi.
Một cuộc khảo sát của IBM thống kê rằng ít hơn một phần ba thanh thiếu niên thoải mái chia sẻ thông tin cá nhân của họ trực tuyến, ngoài thông tin liên hệ và lịch sử mua hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu tương tự cho thấy 61% cho biết họ cảm thấy tốt hơn khi chia sẻ thông tin cá nhân, nếu họ tin tưởng rằng thương hiệu sẽ bảo vệ nó một cách an toàn.
Vì vậy, nếu đang nhắm mục tiêu đối tượng Gen Z, hãy lưu ý điều này. Khi thu thập thông tin, hãy thể hiện tính minh bạch và công khai nêu bật cam kết của thương hiệu để đảm bảo dữ liệu của Gen Z vẫn an toàn và bảo mật.
Nguồn: aimacademy
Thấu hiểu và kết nối với GEN Z trong quyển sách GEN Z – ĐỌC VỊ THẾ HỆ SỐNG ẢO
ĐỌC THỬ
ĐẶT MUA