Xây dựng thương hiệu trên Facebook – Có còn khó không?
Với số lượng các cửa hàng truyền thống giảm dần và nền thương mại điện tử đang phát triển lớn mạnh, đại dịch đã mở ra một kỷ nguyên kinh doanh mới. Vậy điều này ảnh hưởng như thế nào tới các doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế về tài chính? Và khi các doanh nghiệp phải chuyển sang một môi trường cạnh tranh hoàn toàn mới lạ, thì họ làm cách nào để tiếp cận nhóm người tiêu dùng chiếm ưu thế trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hoặc Instagram hiện nay?
Dịch COVID-19 đã lan rộng toàn cầu vào năm 2020, trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống con người và buộc chúng ta phải thích nghi với những thay đổi. Các doanh nghiệp lớn nhỏ đều hiểu rằng, chuyển đổi số đã trở thành một điều bắt buộc để tránh rơi vào tình thế tụt hậu.
Bối cảnh đại dịch khiến con người phải hạn chế tiếp xúc trực tiếp, không còn được tự do mua sắm tại cửa hàng hoặc tham gia các bữa tiệc nhộn nhịp, nên việc sử dụng internet để giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ là cách duy nhất để các doanh nghiệp tồn tại. Theo dữ liệu từ Chỉ số Bán lẻ Hoa Kỳ (US Retail Index) của IBM, cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện tại được dự báo sẽ nhanh chóng dẫn đến cuộc chuyển đổi số trong khoảng 5 năm, ví dụ như chuyển đổi phương thức mua sắm từ trực tiếp sang online.
Với số lượng các cửa hàng truyền thống giảm dần và nền thương mại điện tử đang phát triển lớn mạnh, đại dịch đã mở ra một kỷ nguyên kinh doanh mới. Vậy điều này ảnh hưởng như thế nào tới các doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế về tài chính? Và khi các doanh nghiệp phải chuyển sang một môi trường cạnh tranh hoàn toàn mới lạ, thì họ làm cách nào để tiếp cận nhóm người tiêu dùng chiếm ưu thế trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hoặc Instagram hiện nay?
Bối cảnh đại dịch hiện nay có ảnh hưởng tới các doanh nghiệp đang sử dụng Facebook không? Và ảnh hưởng như thế nào?
Những biến động trong năm 2020 đã thay đổi tất cả: cách chúng ta sống, làm việc và vui chơi. COVID-19 là đại dịch toàn cầu đầu tiên diễn ra trong thời đại kỹ thuật số, tác động đến hầu hết các cộng đồng doanh nghiệp ở mọi quy mô. Chúng tôi nhận thấy, quá trình chuyển đổi số được dự báo diễn ra trong 5 năm nhưng trên thực tế chỉ mất vài tháng. Những thay đổi cơ bản trong việc ứng dụng thương mại điện tử đã diễn ra với ~ 50% và nhiều hơn nữa người mua sắm trực tuyến mới và đang gia tăng tại Đông Nam Á. Tùy vào lĩnh vực kinh doanh mà mà tác động của đại dịch tới doanh nghiệp là khác nhau.
Và tất nhiên, đại dịch khiến mọi người dành thời gian sử dụng Facebook nhiều hơn – để cập nhật thông tin về bạn bè người thân, để liên lạc với nhau, làm việc, mua sắm, chơi game,… Facebook đã trở thành một nguồn chính để mọi người khám phá và tìm kiếm nguồn cảm hứng. Con người ngày càng thích ứng với các công nghệ mới nhanh hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng bắt kịp với xu thế ấy.
Theo nghiên cứu của Nielsen, trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mọi người đang thích nghi và khám phá các thói quen mới như: 59% xem các video hướng dẫn (ví dụ: nấu ăn, làm đẹp, làm vườn); 87% người tiêu dùng cho biết lần đầu tiên sử dụng ít nhất một nền tảng mua sắm kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bắt đầu; 61% số người từ 55 tuổi trở lên nói rằng họ đã đặt hàng trực tuyến các sản phẩm mà họ thường mua tại cửa hàng.
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều bất ổn, khách hàng ngày càng đặt nhiều kỳ vọng hơn vào các trải nghiệm đối với doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp hiện nay đang đứng trước cơ hội trở thành động lực phục hồi kinh tế trong thời gian sắp tới.
Những xu hướng mạng xã hội nổi bật nào xuất hiện trong bối cảnh đại dịch năm 2020, và sẽ phát triển triển như thế nào trong năm 2021 và sau đại dịch?
Vào đầu năm 2020, chúng tôi đã chia sẻ về 5 xu hướng nổi bật trên mạng xã hội, bao gồm: di động, video, chia sẻ ngắn hạn (Stories), nhắn tin và thương mại điện tử.
Bước sang năm 2021, những xu hướng này càng trở nên rõ ràng hơn tại khu vực nói chung và ở Việt Nam nói riêng:
- Di động và video dạng ngắn: Những năm gần đây, nội dung dưới dạng video đang trở nên rất phổ biến, đặc biệt là trong năm 2020 vừa qua, khi mọi người dành nhiều thời gian ở nhà hơn do các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội. Ở Việt Nam, người dùng xem trung bình 21 video ở định dạng ngắn, chiếm tới 56% tổng số video họ xem hàng ngày.
- Thương mại gắn liền với nhu cầu khám phá: con người hiện đại ở mọi lứa tuổi hiện nay cởi mở hơn với những cách tìm kiếm sản phẩm mới và các phương thức mua sắm mới. Doanh nghiệp cần xác định lại các kênh và nền tảng mà mình muốn sử dụng, đồng thời mạnh dạn thử nghiệm các phương thức mua sắm mới như mua hàng trực tiếp trên kênh mạng xã hội, mua hàng qua livestream, click-and-collect (đặt hàng trực tuyến và lấy tại cửa hàng), dịch vụ thuê bao hay ứng dụng các công nghệ mới như thực tế tăng cường (AR).
- Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp qua ứng dụng nhắn tin và Thương mại xuyên biên giới: mọi người muốn được tương tác với doanh nghiệp theo cách giữa người với người cùng các trải nghiệm được cá nhân hóa và không bị gián đoạn. Cách mọi người khám phá sản phẩm và dịch vụ mới cũng trở thành những trải nghiệm mang tính xã hội hơn trước đây.
Có sự khác biệt gì trong hành vi trực tuyến/hiện diện trực tuyến giữa Gen Z và các thế hệ trước? Làm cách nào để xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáo hướng đến đối tượng Gen Z?
Nếu như Millennials là thế hệ của dotcom, của trình duyệt web, thì Gen Z – đối tượng lớn nhất hiện nay – là thế hệ di động chính hiệu. Với sự có mặt của mình, họ đã đẩy tốc độ xem quảng cáo trung bình chỉ còn 4 mi-li giây để nhận biết và xử lý thông tin quảng cáo di động. Con số này thực sự là đáng kinh ngạc nếu so với tốc độ nhận biết quảng cáo truyền hình (5-7 giây) hay trên desktop (2-3 giây).
Đội ngũ nhân viên Facebook Vietnam là sự kết hợp giữa thế hệ Millennials và Gen Z, đã và đang khởi động các chương trình và sáng kiến
để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển lớn mạnh trong bối cảnh đại dịch. | Nguồn: Facebook Vietnam
Gen Z nói có với mọi thứ. Đây là một thế hệ có kỳ vọng cao với những sự linh hoạt và trải nghiệm trọn vẹn. Họ muốn được nhìn nhận như những cá thể nhưng đồng thời cũng tin vào sức mạnh tập thể. Họ ủng hộ cho các doanh nghiệp địa phương nhưng cũng dễ dàng mua sắm online với các thương hiệu quốc tế. Và họ kỳ vọng sẽ được phục vụ tốt cả ở trên trực tuyến, lẫn tại cửa hàng.
Chúng tôi tin rằng một chiến lược đúng đắn kết hợp đồng thời thế mạnh của Facebook và Instagram sẽ giúp các nhà quảng cáo và doanh nghiệp có thể chinh phục được Gen Z. Có thể tóm lược qua 3 cách chính: 1 là Tiếp thị thông qua hợp tác với Người nổi tiếng; 2 là Chú trọng nhiều trải nghiệm tương tác, giải trí và sáng tạo; và 3 là Đồng bộ với sở thích của Gen Z.
Về cách thứ nhất, Influencer Marketing đặc biệt quan trọng với việc tiếp cận Gen Z. Và Instagram là một cầu nối thích hợp. Hiện 92% Gen Z Việt Nam đang sử dụng Instagram để theo dõi người nổi tiếng trong nước và quốc tế. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy gần 9 trên 10 MillennialZ sẵn sàng thực hiện một hành động thương hiệu như mua sản phẩm/dịch vụ, gợi ý bạn bè người thân mua hàng, hay thử nghiệm sản phẩm, theo dõi trang Instagram của thương hiệu,.. nếu như được kêu gọi cùng thực hiện hành động ấy với một nhà sáng tạo nội dung uy tín hoặc có chuyên môn liên quan.
Về trải nghiệm tương tác với Gen Z, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy Stories là một trong những tính năng được ưa chuộng nhất của Gen Z Việt Nam bởi tính năng này mang lại sự riêng tư và tính duy nhất cao, vì Stories chỉ hiển thị công khai trong vòng 24h, giúp biểu đạt cảm xúc mà không cần phải đăng trạng thái.
Về sở thích của Gen Z, vì thế hệ này cởi mở cho nhiều thứ mới, thương hiệu mới, nên các thương hiệu cũng phải lưu ý tới cho các chiến lược giữ chân và khách hàng thường xuyên, đồng thời phải bao hàm đa dạng nhiều mối quan tâm của họ. Top 3 sở thích của Gen Z tại Việt Nam gồm Chơi video games, Âm nhạc và Thể thao.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên lưu ý tới tới việc sử dụng Branded Content (Nội dung được tài trợ) trên Instagram để giúp họ tiếp cận nhiều đối tượng hơn – vượt ra khỏi nhóm fans của Người nổi tiếng; đồng thời nhắm chính xác đến nhóm đối tượng mà họ muốn quảng cáo; đặc biệt giúp đo lường hiệu quả đầu tư của hoạt động influencer marketing, vốn không thể đạt được với Tiếp thị Người nổi tiếng Truyền thống.
Các doanh nghiệp và những người làm việc trong lĩnh vực marketing trên facebook nên tập trung tiếp cận thế hệ nào nhất?
Tại Việt Nam, một trong những đối tượng mà chúng tôi đặc biệt muốn giúp các doanh nghiệp hướng tới chính là thế hệ Millennials (25-38 tuổi) và Gen Z (18-24 tuổi) hay gọi chung là MillennialZ với 45 triệu người, chiếm tới 47% dân số cả nước và đang trở thành nhân tố chính đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số hiện nay. Chính sự xuất hiện của Gen Z trên mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn những gì chúng ta từng biết về việc xây dựng thương hiệu thông qua quảng cáo.
Các doanh nghiệp nhỏ nên sử dụng Facebook theo cách nào để tăng doanh thu?
Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 trên toàn cầu về số lượng cuộc trò chuyện giữa khách hàng với doanh nghiệp, với hơn một phần ba dân số mua hàng qua các nền tảng nhắn tin.
Thương mại qua hội thoại với Messenger có thể giúp các doanh nghiệp giải quyết những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình mua hàng, từ giới thiệu sản phẩm / dịch vụ mới trong giai đoạn Khám phá, ngay lập tức cung cấp câu trả lời cho câu hỏi của khách hàng trong giai đoạn Cân nhắc hoặc cung cấp trải nghiệm mua hàng toàn diện trong giai đoạn Mua, đến dịch vụ khách hàng và thông báo khuyến mãi trong giai đoạn Kết nối.
Các doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng quảng cáo Click đến Messenger (Click to Messenger) để khuyến khích khách hàng bắt đầu trò chuyện với doanh nghiệp và tận dụng Quảng cáo động để giới thiệu các sản phẩm phù hợp hơn với các đối tượng khách hàng.
Bên cạnh đó, khi lập kế hoạch cho các chiến dịch quảng cáo trên Facebook, các nhà quảng cáo nên chọn đúng mục tiêu và tối ưu hóa quảng cáo để tiếp cận đúng đối tượng. Cần lưu ý các mục tiêu kinh doanh và giai đoạn của hành trình khách hàng để có thể thiết lập chiến dịch thành công. Ví dụ: các doanh nghiệp có thể chọn Tin nhắn làm mục tiêu chiến dịch và tối ưu hóa cho các câu trả lời để có thể giao hàng được nhiều nhất. Nhờ đó, họ có thể tối đa hóa cơ hội tiếp cận với những khách hàng tiềm năng trên Messenger.
Các doanh nghiệp cũng cần chú ý rằng hầu hết thời gian mọi người dành cho việc sử dụng thiết bị di động và chủ yếu sử dụng theo chiều dọc. Do đó, khi thiết kế cho quảng cáo Facebook, nên tuân theo Các phương pháp hiệu quả nhất để sáng tạo nội dung ưu tiên cho thiết bị di động, bao gồm 1) Thương hiệu xuất hiện trong 03 giây đầu tiên; 2) Thiết kế và nội dung phù hợp với chế độ tắt âm thanh; 3) Xây dựng câu chuyện trực quan trong khung Vuông (1:1) hoặc Dọc (9:16) sẽ giúp tối đa hóa khả năng hiển thị của quảng cáo và thu hút sự chú ý của khách hàng. Một trong những cách đơn giản nhất để tùy chỉnh quảng cáo cho các vị trí khác nhau là sử dụng tính năng Tùy chỉnh tài sản cho vị trí quảng cáo có sẵn trong Trình quản lý quảng cáo.
Cuối cùng, video là định dạng thuận tiện nhất đối với người dùng hiện nay. Mọi người xem video bất kể thời lượng ngắn dài trên Facebook bất cứ lúc nào trong ngày. Các doanh nghiệp có thể sử dụng Bộ công cụ tạo video của Facebook hoặc các ứng dụng chỉnh sửa video như Videoshop để dễ dàng tạo video mới từ các nguồn tư liệu hiện có hoặc hợp tác với Đối tác tiếp thị của Facebook có chuyên môn về phát triển / sản xuất video.
Nguồn: Vietcetera