Câu chuyện thương hiệu Chocolate Marou: Đứa con mang 2 dòng máu Việt – Pháp

By Le Na 08/09/2020 10:00

Samuel Maruta, người đồng sáng lập ra Công ty sản xuất sôcôla Marou mà báo New York Times từng gọi là “loại sôcôla ngon nhất mà bạn chưa từng thử”.

1. Thương hiệu Chocolate Marou hình thành như thế nào?

Xuất hiện tại Pháp vào cuối thế kỷ 19, cây ca-cao hiện có thể được tìm thấy tại Tây Nguyên và các tỉnh tiểu vùng sông Mekong – nơi đang đóng góp hơn 50% sản lượng cây lương thực cho Việt Nam và chiếm 27% GDP của đất nước. Với những người như ông Hồ Văn Lâu – một nông dân ở Tiền Giang, cacao được xem là loại cây mang lại sự đổi đời cho họ. Với những khoản viện trợ từ nước ngoài, những nông dân như ông Lâu có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn để trồng và mở rộng hoạt động canh tác. 10 năm trước, cacao phủ rộng trên chỉ 2.000 hecta tại Việt Nam nhưng hiện giờ con số này đã lên tới 54.000 hecta.

Câu chuyện thương hiệu Chocolate Marou: Đứa con mang 2 dòng máu Việt – Pháp
Câu chuyện thương hiệu Chocolate Marou: Đứa con mang 2 dòng máu Việt – Pháp

Cha đẻ của thương hiệu này là Vincent và Samuel Maruta, trước khi tạo nên thương hiệu đình đám như vậy thì hai người từng bị coi là “điên” khi bỏ những công việc ổn định để đi tìm những cái mới. Vincent và Samuel đã lặn lội khắp 6 tỉnh của Việt Nam để làm việc trực tiếp với người nông dân, nhằm tìm được nguồn nguyên liệu socola tốt. Theo anh, việc khó khăn nhất là tìm được nguồn nguyên liệu tốt, còn những việc sau đó thì đơn giản hơn.

Chính bởi những điều này thì Marou được ra đời và cho ra những sản phẩm tốt nhất có mặt trên thị trường và hiện nay nó được truyền thông mệnh danh là “những thanh socola ngon nhất trên thế giới”. Dù không công bố kết quả kinh doanh nhưng trong năm đầu tiên hoạt động (2012), doanh thu của Marou đạt 120.000 USD. Nhiều chuyên gia nhận định, những năm gần đây, doanh thu của họ có thể đã đạt tới con số hàng triệu USD. Chính bởi những nguyên liệu được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam, nhưng những người làm cho Marou trở nên phổ biến lại là 2 người Pháp. Cho nên đứa con lai từ đó mà ra, tuy 2 mà một, giờ đây thương hiệu Chocolate Marou thực sự phổ biến với người tiêu dùng với danh hiệu sô cô la tuyệt phẩm của nó.

Câu chuyện thương hiệu Chocolate Marou: Đứa con mang 2 dòng máu Việt – Pháp
Câu chuyện thương hiệu Chocolate Marou: Đứa con mang 2 dòng máu Việt – Pháp

Lý do để Marou trở thành thương hiệu triệu đô

Thành công của thương hiệu Chocolate Marou hiện nay nhờ phần lớn vào những chiến lược đúng đắn, truyền thông thực sự hiệu quả và quan trọng nhất là sự nghiêm túc từ hương vị tới bao bì của sản phẩm này. Có những câu chuyện xoay quanh về thương hiệu này, những tháng đầu hoạt động, Sam đã nỗ lực tìm kiếm nhà đầu tư cho công ty. Ông tới gặp Jonathon Waugh – một nhà đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Baring Asset Management, Jardine Fleming và JP Morgan Chase và nói rằng có một loại Cacao cực ngon và cần được đầu tư vào đây. Ngay khi Waugh thử loại cacao này thì chính từ giây phút đó thương hiệu Chocolate Marou được “vén màn” trình làng cho thế giới thấy thế nào mới thực sự là chocolate ngon.

Câu chuyện thương hiệu Chocolate Marou: Đứa con mang 2 dòng máu Việt – Pháp
Câu chuyện thương hiệu Chocolate Marou: Đứa con mang 2 dòng máu Việt – Pháp

Kể đến Marou bên cạnh hương vị được xếp vào hàng tuyệt phẩm thì không thể không kể đến bao bì mang đậm hơi hướng của đất nước ngàn năm lịch sử như Pháp. Pháp được biết đến với những kiến trúc được xếp vào hàng tuyệt phẩm, thêm vào đó cung điện của Pháp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kiến trúc Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20. Chính vì thế, Pháp – Việt Nam có một sự liên kết rất lớn, việc thiết kế bao bì của thương hiệu Chocolate Marou được người tiêu dùng đánh giá là đẹp hơn bao giờ hết với 1 thương hiệu về sô cô la. Marou Chocolate là sản phẩm kết hợp giữa Marou và Rice Creative, Rice Creative là một agency còn khá trẻ ở Sài Gòn nhưng đã có rất nhiều sản phẩm mang đầy tính sáng tạo và ấn tượng mạnh.

Trong năm đầu tiên hoạt động (2012), doanh thu của Marou đạt 120.000 USD. Và năm nay họ hy vọng nâng con số này lên 1 triệu USD. Hiện tại, Marou có khoảng 20 nhân viên và nhà máy đặt ở Thủ Đức với công suất 100kg sôcôla mỗi ngày. Thị trường lớn nhất của họ chính là nước Pháp – quê hương của nhà sáng lập Sam. Năm ngoái, Marou cũng đã mở một cửa hàng bánh sôcôla gần chợ Bến Thành. Tại Nhật, trong khi dân số không ngừng giảm thì doanh thu từ bán lẻ sôcôla vẫn tăng 7%, lên 405 tỷ Yên – tương đương 3,7 tỷ USD – trong năm 2015, theo số liệu của Euromonitor. Đối với người Nhật, socola là một loại đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe.

Câu chuyện thương hiệu Chocolate Marou: Đứa con mang 2 dòng máu Việt – Pháp
Câu chuyện thương hiệu Chocolate Marou: Đứa con mang 2 dòng máu Việt – Pháp

Kết luận

Khi nhắc tới Việt Nam người ta thoạt đầu sẽ không nghĩ tới Socola, tuy nhiên trong vòng những năm trở lại đây thì Marou của Việt Nam đang là cái tên nổi tiếng toàn cầu. Nó được nhắc đến trên những tờ báo hàng đầu như The New York Times, Forbes.com còn những thanh socola đen thương hiệu Marou được bán ở khắp mọi nơi từ Anh cho tới Thái Lan. Có thể thấy được rằng những cái duyên từ Việt Nam và Pháp vẫn còn tiếp tục và từ bước khởi đầu bị đánh giá là điên cuồng của Samuel và Vincent, đến giờ đây thương hiệu Chocolate Marou được truyền thông nhận định là có sản phẩm tuyệt vời nhất trên thế giới.

Nguồn: MarketingAi

Có thể bạn quan tâm: Marketing giỏi phải kiếm được tiền – Cựu CEO Marketing Coca Cola Sergio Zyman

Marketing giỏi phải kiếm được tiền

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

 

 

0
0 110
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments