Sự thiếu hụt trầm trọng trên thị trường vốn không phải là tiền mà là ý tưởng!

By Le Na 25/10/2020 19:00

Sự thiếu hụt trầm trọng trên thị trường vốn không phải là tiền mà là ý tưởng! – Tiến sĩ Alan Phan

Sự thiếu hụt trầm trọng trên thị trường vốn không phải là tiền mà là ý tưởng!

Để start-up một dự án thành công, khởi đầu cần một ý tưởng tốt, tuy nhiên để quyết định sự thành công của dự án lại không đơn thuần như thế.

Thất bại đến từ việc thiếu kiến thức và ảo tưởng!

Rất nhiều doanh nhân khởi nghiệp kinh doanh với số vốn từ vài trăm triệu, đầu tư thêm tới vài tỷ nhưng lại “hổng” trầm trọng kiến thức kinh doanh. Chẳng khác nào người mù đi dò đường, chỉ sau 6 tháng đến 1 năm, thất bại ập đến – người thì phá sản, cạn kiệt nguồn vốn, người thì thua lỗ. Lúc đó, vỡ ra bài học thì cũng đã quá muộn!

Cũng có một số doanh nhân có khả năng ứng biến tốt, đạt được thành quả và phát triển nhưng phụ thuộc vào yếu tố may rủi, rồi cũng chết chậm theo chiều kim rủi may. Trường hợp khác vượt qua được giai đoạn khó khăn, đến khi có lãi thì lại “ảo tưởng sức mạnh” dù vẫn thiếu hụt kiến thức nền tảng về quản lý vận hành, quản lý tài chính dòng tiền, nhân sự, … rồi tử trận là điều khó thể tránh khỏi.

Khởi nghiệp không có kiến thức giống như cược cả gia tài vào canh bạc giả: Không trù liệu được những được – mất, xin bạn đừng “chơi lớn”. Hãy khởi nghiệp vì bản thân cảm thấy có đủ kiến thức, đủ kinh nghiệm để nhận ra ý tưởng khởi nghiệp từ những vấn đề mà người khác không giải quyết được. Đừng khởi nghiệp vì bản thân không thích đi làm thuê!

Vá lỗ hổng kiến thức bằng cách nào?

Khi làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào thì việc cần phải có kiến thức về ngành nghề đó là hết sức quan trọng. Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực mình hoạt động hay nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp như sản phẩm, nhân lực, công nghệ, thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan là một bước đệm quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự thất bại trong việc thiếu chuyên môn và những lý do ngoài ý muốn. Các startup nên tham gia các khóa đào tạo hỗ trợ thiết thực để giúp nâng cao năng lực quản trị.

Bên cạnh đó, cần phải tìm cho mình một người cố vấn phù hợp. Ai muốn làm tốt việc của mình, cần phải có những người cố vấn chuyên môn để họ được tiếp cận được kiến thức mới, những mảng tối mà họ chưa được sáng tỏ, dẫn đến sự khó khăn trong tiếp cận hay sự lạc lối trên các chặng đường đi.

13 bước khởi nghiệp căn bản khi start-up:

Sự thiếu hụt trầm trọng trên thị trường vốn không phải là tiền mà là ý tưởng!

Chắc hẳn chúng ta ai cũng mong muốn mình thành công ngay những bước đi đầu tiên nhưng quả thật chúng ta rất mông lung về những gì mình làm. Dưới đây Codosa Holding xin chia sẻ về 13 bước khởi nghiệp thành công mà những người thành công đã đi trước và họ đã đạt được thành tựu như mong đợi.

1. Tự định vị đánh giá lại bản thân.
2. Ý tưởng kinh doanh.
– Tìm kiếm.
– Phân tích.
– Đánh giá.
– Lựa chọn ý tưởng kinh doanh.
3. Nghiên cứu thị trường & lập kế hoạch Marketing.
4. Ước tính vốn khởi sự: có case study cụ thể.
5. Định giá sản phẩm/ dịch vụ: có case study cụ thể
6. Ước tính doanh số bán hàng.
7. Phân tích điểm hoà vốn.
8. Lập kế hoạch doanh thu và chi phí.
9. Lập kế hoạch lưu chuyển tiền mặt.
10. Định giá ý tưởng và gọi vốn kinh doanh.
11. Hoàn thành kế hoạch kinh doanh.
12. Lập kế hoạch hành động.
13. Làm chỉnh sửa và update theo thực tế.

Lời kết

Nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt kiến thức trong việc kinh doanh, bao gồm cả nguyên nhân khách quan là lỗi của hệ thống giáo dục. Tuy vậy, trước khi thực sự chờ đợi những thay đổi mang tính căn bản, các khởi nghiệp phải tự cứu lấy mình, tự trang bị cho mình kiến thức cần thiết để chủ động sống sót và tồn tại bền vững.

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: Góc nhìn Alan – Dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu

Góc nhìn Alan - Dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

 

0
0 63
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments