Nghệ thuật định vị thương hiệu của bánh trung thu cổ truyền
“Hiệu bánh lâu đời – Đảm bảo chất lượng – Hương vị cổ xưa – Thượng đế hài lòng”, định vị thương hiệu như vậy mà bánh trung thu cổ truyền đã đánh bại được các thương hiệu cao cấp?
Cứ đến mùa Trung thu, trước cửa một số hiệu bánh trên phố Thụy Khuê; Hàng Điếu; Hàng Chiếu; Hàng Bè; Lý Nam Đế lại tấp nập người mua; khiến cho giao thông trên những con phố này bị ùn tắc.
Trong khi các cửa hàng bánh Trung thu cao cấp rất hiếm người mua; thì các cơ sở bánh sản xuất bánh truyền thống tại Hà Nội vẫn luôn nhộn nhịp khách hàng. Thậm chí nhiều người phải xếp hàng từ 5h30 sáng để có được chiếc bánh mang hương vị cổ truyền.
Vậy đâu là bí kíp nằm sau sự đắt khách này?
Thương hiệu hiểu rõ tâm lý khách hàng
Hãy khoan bàn đến chất lượng và hương vị của sản phẩm; đầu tiên, chúng ta có thể kể đến cách thức thể hiện giản dị; không màu mè của những cửa hiệu truyền thống này.
Biển hiệu “Hiệu bánh lâu đời – Đảm bảo chất lượng – Hương vị cổ xưa – Thượng đế hài lòng”; tuy mới đầu đọc có thể thấy hơi buồn cười; nhưng lại mang lại cảm giác thật thà; không như các quảng cáo “nổ tung trời”, rầm rộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Ngoài ra, những hãng bánh truyền thống này đã rất hiểu tâm lý khách hàng khi chỉ tập trung vào những hương vị cổ truyền như mứt; mỡ khẩu; vừng, hạt sen.
Họ đã đánh trúng tâm lý những khách hàng đã “chán ngấy” những loại nhân được quảng cáo là “cao cấp”; như nhân vi cá, bào ngư,… và tìm kiếm những miếng bánh đưa họ trở về với không khí của những đêm rằm Trung thu của mùa thu Hà Nội xưa.
Bánh trung thu áp dụng trải nghiệm WOM và sự khan hiếm
Một bí kíp không thể thiếu được đó chính là nghệ thuật Marketing truyền miệng (WOM – Word of Mouth). Chúng ta có thể thường xuyên nghe thấy những câu hội thoại quen thuộc như “Bánh này ngon không mà người mua đông thế chị?”; “Không ngon ai mua, năm nào tôi chả ăn”.
Chỉ với những câu nói đơn giản như vậy mà tâm lý khách hàng có thể thay đổi rõ rệt. Theo một nghiên cứu, 55,2% trong số 2.400 người được hỏi cho biết họ thường tìm hiểu thông tin về bánh trung thu qua bạn bè; người quen.
Thêm nữa, những tiệm bánh truyền thống còn tác động vào tâm lý khách hàng nhờ sự khan hiếm của mình. Tọa lạc trên những con đường cũng chả rộng rãi gì; vỉa hè bé; mặt tiền chỉ chừng 7 – 8m ngăn làm hai đã tạo nên việc khách hàng phải xếp hàng dài mới có thể tiếp cận được cửa tiệm.
Cảnh tượng phải chờ đợi ít nhất 15 phút mới có thể mua được 3 chiếc bánh; dòng khách xếp hàng dài dài; thậm chí có người đánh chửi nhau vì xêp hàng đã tạo nên một tâm lý tò mò vô cùng cho những người nhìn thấy.
Họ nghĩ “chắc phải ngon lắm” thì người ta mới chịu khó xếp hàng như vậy. Và đây cũng chính là chiêu trò của các tiệm bánh, cố tình tạo ra sự khan hiếm để đánh trúng tâm lý khách hàng “Hà Nội có món gì ngon đều phải xếp hàng…”
Tạm kết
Tổng kết lại, tập trung vào yếu tố giản dị, truyền thống; kết hợp với Marketing truyền miệng và nghệ thuật tạo sự khan hiếm đã giúp cho những tiệm bánh truyền thống không mất một đồng marketing nào mà vẫn có thể dễ dàng vượt qua các hãng bánh trung thu “5 sao”.
Các Marketer có thể vận dụng những yếu tố này để định vị thương hiệu chính xác; cũng như có được các cách tiếp cận mới có chiến dịch của mình.
Theo VNexpress, Kênh 14
Có thể bạn quan tâm: BỘ ĐÔI MARKETING BÁN HÀNG ĐỈNH CAO