3 khía cạnh mà mỗi chiến lược email marketing thành công nên có
Mục tiêu của chiến dịch email marketing này là gì? Làm sao để đánh giá mức độ thành công của email? Có nên dùng phần mềm nào để gửi email hay không?
Phần mềm triển khai và đo lường
Có rất nhiều phần mềm gửi email tự động trên thị trường và những đơn vị cung cấp nền tảng email automation được gọi là Email Service Provider (ESP). Một số ESP có thể tìm hiểu thêm như HubSpot, Activecampaign…
Nên chọn ESP như thế nào để tối ưu hóa hiệu quả cho doanh nghiệp?
ESP phải kết nối được với cơ sở dữ liệu contact của khách hàng. Đồng thời phải tracking được chất lượng email gửi đi và hành vi của người nhận email. Hai yếu tố này kết hợp với nhau sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu cá nhân hóa trải nghiệm và phân đoạn được khách hàng trong danh sách liên hệ của doanh nghiệp.
Phần mềm triển khai email phải phân tích được thông tin sau khi gửi email đi, chẳng hạn như số lượng email gửi đi thành công, tỷ lệ người mở email, tỷ lệ người đăng ký form… Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ phân tích được khía cạnh hoặc chỉ số nào đang hoạt động tốt và khía cạnh nào cần được tối ưu.
Để nâng cao tính cá nhân hóa trải nghiệm, phần mềm triển khai email nên tracking được hành trình của người xem tại mọi thời điểm. Từ đó gửi đến người dùng những email có chủ đề tương ứng với nội dung mà họ đã xem qua trên website của doanh nghiệp một cách tự động. Đây được gọi là behavior email, đã được nhắc đến trong bài Cách xây dựng chiến lược email marketing hiệu quả.
Hiểu toàn bộ cuộc trò chuyện qua các kênh
Trước khi đưa ra quyết định mua hàng hay chọn nhà cung cấp nào thì người dùng đã xem qua rất nhiều những nội dung liên quan thông qua rất nhiều kênh online như trên các trang mạng xã hội Facebook, Linkedin…, trên hệ thống website, blog, kênh youtube, tìm kiếm kết quả trên Google…
Sẽ là thiếu sót nếu doanh nghiệp chỉ tập trung tại một kênh duy nhất mà bỏ qua những kênh còn lại. Vì người dùng internet có mặt tại rất nhiều kênh khác nhau, nếu doanh nghiệp bỏ qua những kênh đó đồng nghĩa sẽ mất đi cơ hội tương tác với người dùng và mất đi cơ hội mang về khách hàng cho doanh nghiệp.
Phân tích, phần quan trọng trong chiến lược inbound nói chung và chiến lược email marketing nói riêng. Hãy phân loại ra những kênh hoạt động hiệu quả, nhận được nhiều tương tác của khách hàng và ngược lại những kênh cần cải thiện.
Liệu kênh email có hoạt động tốt và mang về khách hàng tiềm năng hay những kênh khác hoạt động tốt hơn.
Vì sao nhắn tin Facebook cho 1 người bạn, anh ta không trả lời. Nhưng khi gửi email, anh ta lại phản hồi ?
Nếu nội dung truyền tải đủ hấp dẫn và mang lại lợi ích cho khách hàng, nhưng lựa chọn kênh gửi đi bị sai thì xem như vô nghĩa. Đơn giản, vì người dùng không thấy được những nội dung đó.
Hãy truyền tải đúng nội dung thông tin, đúng thời điểm, đến đúng người và đúng kênh truyền thông.
Một chiến lược Inbound chuyên nghiệp nói chung hay một chiến lược email marketing nói riêng đều hướng đến giá trị mà doanh nghiệp cung cấp cho người dùng. Và một trong những hình thức để cung cấp giá trị cho người dùng khi họ cần là hãy có mặt tại mọi thời điểm, tại tất cả các kênh mà người dùng cần giúp đỡ.
Xác định mục tiêu
“Tạo email này để làm gì?” hay “Mục tiêu của việc tạo email này là gì?”
Việc gì cũng cần có mục tiêu và tạo email marketing cũng không ngoại lệ. Có mục tiêu rất quan trọng, doanh nghiệp sẽ hiểu được công việc họ đang làm và vì sao phải làm những việc đó.
Mục tiêu rõ ràng giúp phân biệt được chiến lược email marketing hay một email cụ thể thành công hay thất bại cũng như mức độ của chúng.
Nếu không có mục tiêu, người nhận email cũng sẽ không hiểu nguyên nhân vì sao họ được gửi email với nội dung đó. Liệu họ có tìm kiếm về nội dung đó chăng? Nguy cơ dẫn đến người nhận hủy đăng ký hoặc báo xấu kênh rất cao chỉ vì nội dung không tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân của người dùng và khiến họ cảm thấy khó chịu khi bị spam những email như vậy.
Trái lại, khi có mục tiêu cụ thể, những contact nhận được email sẽ hiểu được nguyên nhân vì sao doanh nghiệp lại gửi những email này và vì sao doanh nghiệp lại làm như vậy.
Chiến lược email marketing nói riêng hay chiến lược inbound marketing nói chung nếu muốn thành công đều dựa vào khả năng mang lại những trải nghiệm có giá trị hữu ích và nhân văn cho người dùng. Mọi thứ tích cực hay tiêu cực đều có thể xảy ra sau khi nhấn nút “Send” tới danh sách contact. Do vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đang gửi đến người dùng những nội dung mà họ đang quan tâm và giúp họ giải quyết những vấn đề của mình.
Nguồn: digimatter