Rebrand là gì? 10+ yếu tố để doanh nghiệp rebrand thành công

By Mai Anh 07/02/2021 14:30

Một thương hiệu luôn cần có sứ mệnh phải tồn tại và phát triển được theo thời gian vì vậy nhiều công ty, bao gồm cả những công ty thành công nhất, họ chọn Rebrand – Tái cấu trúc thương hiệu.

 

Rebrand là gì? 10+ yếu tố để doanh nghiệp rebrand thành công

Nhiều doanh nhân và chủ doanh nghiệp tin rằng “thương hiệu” chỉ đơn thuần là tên và logo của công ty. Hiển nhiên, điều đó không hề đúng: Thương hiệu còn là hình ảnh đại diện, thể hiện cho bản sắc và giá trị cốt lõi của một công ty trên thị trường.

Thương hiệu của công ty là tổng hợp những trải nghiệm mà người dùng và khách hàng tiềm năng của bạn có với công ty. Một thương hiệu tốt là thương hiệu truyền tải chính xác những thông điệp của công ty và cách thức hoạt động đến với khách hàng. Đồng thời là cả thiết lập niềm tin và sự tín nhiệm với người dùng và khách hàng tiềm năng của bạn.

Một thương hiệu luôn cần có sứ mệnh phải tồn tại và phát triển được theo thời gian vì vậy nhiều công ty, bao gồm cả những công ty thành công nhất, họ chọn Rebrand – Tái cấu trúc thương hiệu

Rebrand là gì? 10+ yếu tố để doanh nghiệp rebrand thành công

Rebrand là gì?

Rebrand là khi doanh nghiệp muốn mang thương hiệu, sản phẩm đã cũ quay trở lại thị trường để đem lại sự mới mẽ cho sản phẩm và tăng tính cạnh tranh cho thương hiệu dựa trên những yếu tố nội và ngoại tại mới.

Việc tái xúc tiến được thực hiện sau những đánh giá, chuẩn bị cẩn thận về nhận diện và thị trường để có thể mang nguồn sinh khí mới cho sản phẩm, thương hiệu.

Tái cấu trúc thương hiệu là một chiến lược kinh doanh hoàn toàn phổ biến đối với các công ty lớn, các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới. Việc thay đổi thương hiệu có thể là một tuyên bố nghiêm túc về tầm nhìn và sứ mệnh, một dấu hiệu cam kết của công ty đối với sự phát triển và tăng trưởng.

Bạn có thể đã nhận thấy những thương hiệu đã được rebrand gần đây như: Dunkin’ Donuts, Airbnb, Uber, Google Ads Unilever. Đó là lý do ta cần xem xét kỹ tại sao các công ty lại đổi thương hiệu và những gì bạn cần biết để có thể thành công trong chiến lược rebrand của doanh nghiệp.

4 Dấu hiệu cho thấy đã đến lúc rebrand thương hiệu

Liệu đây có phải là thời điểm hợp lý để công ty của bạn xem xét việc thay đổi? Và khi nào một doanh nghiệp nên xem xét việc có nên tái cấu trúc thương hiệu hay không? Dưới dây là một số dấu hiệu nhận biết khi nào là lúc nên tái thiết lại thương hiệu.

1. Khi bạn muốn rũ bỏ hình ảnh nhận diện cũ.

Nhiều năm trước, thương hiệu thời trang Burberry là “đồng phục” cũng như một biểu tượng địa vị của những tên côn đồ và băng đảng trên khắp nước Anh. Nó trở nên nghiêm trọng đến nỗi nhiều quán rượu đã cấm Burberry và các thương hiệu khác không được tiếp cận khuôn viên của họ.

Đây chắc chắn là một vấn đề lớn đối với Burberry, vì nó đã lấy đi rất nhiều khách hàng tiềm năng do xuất hiện mối liên kết tiêu cực.

Rebrand là gì? 10+ yếu tố để doanh nghiệp rebrand thành công

Để giải quyết vấn đề này, Burberry đã dồn tất cả sức lực vào việc thay đổi mạnh mẽ thương hiệu và trở thành một thương hiệu quần áo xa xỉ cao cấp, thậm chí còn sử dụng những influencer – người nổi tiếng như Emma Watson cho các chiến dịch quảng cáo của mình.

2. Rebrand để tách biệt so với phần còn lại

Nếu tên công ty của bạn không có sự khác biệt và giống với tên của các doanh nghiệp khác, bạn đã tự đánh mất đi tính cạnh tranh của mình. Một logo giống cũng sẽ xảy ra kết quả tương tự.

Ngay cả các công ty hàng đầu cũng thay đổi nhận diện thương hiệu của họ. Bạn có biết rằng Google đã từng bắt đầu với tên là “Backrub” không? Không có gì ngạc nhiên khi các công ty phát triển tìm kiếm một cái tên mới, độc đáo có thể giúp doanh nghiệp của mình tiến xa hơn. Có lẽ đã đến lúc công ty của bạn làm điều tương tự.

Rebrand là gì? 10+ yếu tố để doanh nghiệp rebrand thành công

Các công ty khi thực hiện thay đổi thương hiệu sẽ giống như mang lại một luồng gió mới cho những gì đã cũ.

Có thể doanh nghiệp khởi đầu chỉ chuyên kinh doanh áo phông, nhưng qua thời gian, bạn muốn mở rộng thêm nhiều loại mặt hàng, nhóm sản phẩm khác. Đây chính là thời điểm tuyệt vời để thực hiện rebrand, để luôn sẵn sàng cho mọi sự thay đổi, hãy đảm bảo tên doanh nghiệp của bạn không bị quá hẹp về mặt ngữ nghĩa.

3. Khi muốn thay đổi tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp

Lần tái cấu trúc thương hiệu gần nhất của Uber là cần thiết để phá bỏ mối quan hệ với những gì xảy ra trong quá khứ và thể hiện rõ ràng sự cam kết đối với một nền văn hóa mới được cải tiến hơn.

Rebrand là gì? 10+ yếu tố để doanh nghiệp rebrand thành công

Nên nhớ rằng Uber thực hiện thay đổi khi công ty đang liên tục chìm trong khủng hoảng. Nếu doanh nghiệp của bạn đang vật lộn để vượt qua những danh tiếng cũ tiêu cực, rebrand có thể giúp người tiêu dùng có ánh nhìn và những nhận định khác tích cực hơn.

4. Khi thị trường thay đổi quá nhanh

Đôi khi, một doanh nghiệp sẽ có cơ hội mở rộng hoặc nhắm vào một thị trường hoàn toàn mới. Khi cơ hội đến, điều quan trọng là cần đảm bảo rằng khách hàng tiềm năng mới của bạn có được sự kết nối nhanh chóng với hình ảnh thương hiệu.

5 điều cần biết để tái cấu trúc thương hiệu thành công

1. Hiểu được sứ mệnh và giá trị của mình.

Trước khi thay đổi thương hiệu, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ sứ mệnh và giá trị của công ty. Xem xét và đánh giá điều gì khiến công ty của mình trở nên đặc biệt. Tại sao công ty của bạn tồn tại, và nó có những giá trị thiết yếu là gì?

2. Xây dựng chiến lược rebrand phù hợp với thương hiệu vốn có.

Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện tái cấu trúc thương hiệu không còn giữ gìn được những bản sắc truyền thống vốn có, mà in sâu vào tâm trí của khách hàng qua nhiều năm.

Nếu bạn đang có mong muốn thực hiện chiến lược rebrand, hãy đảm bảo sự tính toán hợp lý cho các brand equity – tài sản thương hiệu vốn có.

Rebrand là gì? 10+ yếu tố để doanh nghiệp rebrand thành công

Một thương hiệu nhất quán là đặc biệt quan trọng, nó giúp tăng giá trị thương hiệu của công ty bằng cách củng cố vị trí đứng trên thị trường, thu hút khách hàng chất lượng tốt hơn và nâng cao giá trị cảm nhận về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ngược lại, thương hiệu sở hữu bộ nhận diện thương hiệu không nhất quán nhanh chóng dẫn đến sự nhầm lẫn, thiếu chuyên nghiệp và mất lòng tin từ khách hàng.

3. Xem xét thị trường và đối thủ cạnh tranh.

Trước khi tái cấu trúc thương hiệu, hãy thể hiện sự chăm chỉ. Nghiên cứu những gì đối thủ của bạn làm. Từ đó xác định cách làm mình nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh và đề xuất giá trị thực sự của công ty là gì. Điều quan trọng là thương hiệu mới của bạn phải thực sự mới mẻ và phù hợp.

4. Quản lý và đo lường thương hiệu

Tái cấu trúc thương hiệu thường phức tạp và cần cả 1 quá trình nỗ lực trong thời gian dài. Nếu không có kế hoạch cụ thể, rõ ràng cũng như quy trình được quản lý tốt, thương hiệu có thể nhanh chóng đi sai hướng.

Rebrand là gì? 10+ yếu tố để doanh nghiệp rebrand thành công

Hãy đặt thời hạn và giảm thiểu tối đa những rủi ro thông qua một kế hoạch dự án được cân nhắc kỹ lưỡng.

5. Nói với thế giới về thương hiệu mới của mình.

Sẽ là một sự lãng phí nếu bạn không bao giờ thực sự giới thiệu về thương hiệu mới của mình. Hãy chắc chắn rằng bạn có kế hoạch ra mắt thương hiệu và sẵn sàng để giải thích lý do tại sao bạn lại rebrand.

Giảm thiểu rủi ro gây nhầm lẫn cho khách hàng thông qua một buổi ra mắt được lên kế hoạch cẩn thận, thể hiện được câu chuyện đằng sau khi tái cấu trúc thương hiệu.

Một thương hiệu là một tuyên bố về cam kết của công ty để tăng trưởng. Thay đổi không bao giờ là dễ dàng, nhưng đôi khi, một sự thay đổi sẽ giúp bạn tốt hơn rất nhiều.

Nguồn: ThiCao

 

Có thể bạn quan tâm: Marketing giỏi phải kiếm được tiền – Cựu CEO Marketing Coca Cola Segio Zyman

Marketing giỏi phải kiếm được tiền

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

0
0 91
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments