Những rối loạn tâm thần trong đại dịch Covid-19

By Le Na 14/08/2021 19:00

Đại dich Covid-19 xảy ra làm thay đổi cuốc sống của từng cá nhân nên sự hoang mang, bất an, sợ hãi là điều khó tránh khỏi. Tâm lý con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến người ta dễ mắc các bệnh về tâm thần như trầm cảm, rối loạn stress…

Tác động từ xã hội do đại dịch Covid-19 đã phản ánh ngược vào từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, từng nhà máy… Tâm lý con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến người ta dễ mắc các bệnh về tâm thần như trầm cảm, rối loạn stress sau bất cứ sang chấn tâm lý hay thực thể nào.

Những rối loạn tâm thần trong đại dịch Covid-19-lgtkd

Những nguyên nhân đơn giản cũng có thể gây sang chấn tâm lý, stress do thiếu việc, mất việc làm, doanh nghiệp giãn thợ, lương giảm, nhà thiếu ăn… dẫn tới tâm lý hết sức xấu: vị kỷ, chỉ biết bản thân, bỏ mặc thành viên gia đình, cơ quan, xí nghiệp, tệ nữa là tự kỷ đóng mình lại, cự tuyệt xã hội.

Áp lực của cuộc sống bất an cộng với chậm thích nghi với thay đổi trong đời sống dễ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, những phán đoán chủ quan, sai trái, nếu kéo dài gây stress thực thể, lâu ngày dẫn tới stress tâm lý nghiêm trọng. Hậu quả là các sang chấn tâm lý có thể gây loạn thần chức năng hay stress, sẽ kích động những tổn thương tâm lý tiềm ẩn bùng phát thành bệnh lý trầm trọng.

Dấu hiệu ban đầu của chấn thương tâm lý là những dấu hiệu nhỏ, thông thường, dễ gặp, như đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mất ngủ kéo dài, đau ngực, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khó thở, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đau vai gáy, cơ, xương khớp… Nếu sau khi đi khám ở các chuyên khoa mà không phát hiện bệnh lý của bộ phận nào trong cơ thể thì cần được thăm khám về sức khỏe tâm thần.

Bệnh lý tâm thần có thể khởi đầu bằng các triệu chứng như buồn chán, lo sợ, hoang tưởng, ảo giác, kích động hay tệ hơn là có hành vi nguy hiểm như tự sát hoặc tấn công người xung quanh.

Người bệnh tâm thần nặng, không được theo dõi, khám chữa bệnh chu đáo, bị ngăn cách do giãn cách xã hội có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như tự sát, tệ hơn nữa, trước khi tự sát lại giết người vì nghĩ họ không sống nổi trong thời dịch bệnh này.

Sau đây là những biện pháp dự phòng và điều trị những rối loạn tâm thần trong đại dịch:

  •  Theo dõi sát nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trầm cảm kéo dài, nghiện rượu, nghiện ma túy.
  • Tăng cường chất lượng cuộc sống.
  • Người thân và bạn bè thấu hiểu nhau, động viên nhau cùng vượt qua đại dịch. Gia đình và bạn bè cùng thấu hiểu những khó khăn người bệnh phải chịu thay vì kỳ thị, xa lánh.
  • Nhà máy, cơ quan cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng tinh thần và cuộc sống vật chất của cá thể trong đơn vị.
  • Thăm khám sức khỏe tâm thần. Những người thuộc nhóm nguy cơ cao hay bệnh nhân ngoại trú cần được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, bằng các liệu pháp tâm lý giải quyết được những vấn đề căn bản của trầm cảm.

Nếu bệnh nhân gây hấn, xung động, kích động thì cần sự có mặt của cảnh sát để đảm bảo an toàn xã hội trước khi nhập viện bắt buộc.

Bác sỹ cần kết hợp liệu pháp tâm lý và các loại thuốc hóa dược đặc trị để giảm đau và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Áp lực của cuộc sống bất an cộng với chậm thích nghi với thay đổi trong đời sống dễ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, những phán đoán chủ quan, sai trái, nếu kéo dài gây stress thực thể, lâu ngày dẫn tới stress tâm lý nghiêm trọng.

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

Thấu hiểu và kết nối với GEN Z trong quyển sách GEN Z – ĐỌC VỊ THẾ HỆ SỐNG ẢO

Gen Z - Đọc vị thế hệ Sống Ảo

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

0
0 4
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments