Hành trình các thương hiệu bán lẻ hàng đầu châu Á tạo “sức bật” từ Covid-19

By Mai Anh 28/04/2021 09:00

Hầu hết các thương hiệu và nhà bán lẻ đang hợp nhất các cửa hàng và cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh. Thế nhưng, mọi cuộc khủng hoảng đều có thể là “cơ hội”, giúp các thương hiệu nhận ra cơ hội học hỏi, khả năng phục hồi từ những thách thức.

Những cái tên được đề cập trong bài viết dưới đây đã chứng minh rằng, mọi thứ vẫn không hề tồi tệ và sụp đổ theo cách mà người ta vẫn nghĩ. Họ đã cho thấy khả năng tự phục hồi, mở rộng về cửa hàng bán lẻ, các kênh bán hàng mới, thay đổi thiết kế sản phẩm và chiến lược tiếp thị trong Covid-19. Trong số đó, không ít thương hiệu nhanh chóng tận dụng kỹ thuật số, thống lĩnh thị trường và chinh phục khách hàng mới. Đồng thời cũng có những thương hiệu “lão làng” tận dụng lòng trung thành của khách hàng lâu năm và các giá trị cốt lõi của họ.

Casetify 

Casetify, được thành lập bởi CEO Wesley Ng tại Hồng Kông vào năm 2011 đã gây bão trên thế giới với các phụ kiện điện thoại thời trang và có thể điều chỉnh theo từng thiết bị khác nhau. Thương hiệu này tiên phong trong việc khai thác sức mạnh của mạng xã hội và sử dụng phương thức influencer marketing, thường được “lăng xê” bởi loạt celebrity lớn như Kylie Jenner, Gigi Hadid… Kỳ lân công nghệ có trụ sở tại Hồng Kông này đã xây dựng thành công một cộng đồng trực tuyến rộng lớn với hơn 2 triệu người theo dõi trên Instagram.

Khởi đầu từ những chiếc vỏ điện thoại sang trọng có thể được cá nhân hóa bằng ảnh Instagram của riêng khách hàng, giờ đây hãng đã phát triển đầy đủ các tiện ích điện tử khác nhau, bao gồm vỏ airpods, dây đeo đồng hồ… đáp ứng nhu cầu của những người yêu thích công nghệ. Ý tưởng bán các phụ kiện công nghệ tùy chỉnh là hoạt động kinh doanh cốt lõi của Casetify, nó cho phép khách hàng thể hiện bản thân và tôn vinh sự độc đáo của chính họ.

Casetify tập trung chiến lược tiếp thị của mình vào các màn collab giúp hãng gây tiếng vang. Thương hiệu này đã xây dựng các mối quan hệ đối tác từ các ngành công nghiệp khác nhau, tung ra các sản phẩm độc quyền. Đáng nói với kể đến màn collab từ nhà thiết kế sang trọng Thom Brown, YSL, DHL, Coca-Cola và thậm chí cả loạt phim đình đám của Netflix – Stranger Things hay bộ sưu tập lấy cảm hứng từ không gian với NASA.

Bất chấp đại dịch đang hoàng hành và thị trường bán lẻ liên tục xuống dốc, Casetify vẫn kiên cường và mạo hiểm, thoát khỏi môi trường bán hàng trực tuyến bằng cách khai trương cửa hàng chính thức đầu tiên tại Landmark, một trung tâm mua sắm sang trọng ở Trung tâm, Hồng Kông.

Không gian mở rộng được thiết kế để khách hàng có thể mua bán thoải mái hơn, xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với thương hiệu. Trung thành với DNA cốt lõi của thương hiệu nhắm vào social, Casetify tái định nghĩa trải nghiệm bán lẻ của các tiện ích từ nền tảng mạng xã hội, nơi khách hàng có thể kết nối không gian vật lý và kỹ thuật số thông qua ảnh tự chụp, ảnh chụp nhanh, v.v.

Casetify là một trong những thương hiệu đáng được chờ đợi vào năm 2021 với kế hoạch ra mắt cửa hàng tiếp theo tại Nhật Bản và khai thác sự tương tác mạnh mẽ của khách hàng kỹ thuật số cũng như kinh doanh đa kênh.

Hành trình các thương hiệu bán lẻ hàng đầu châu Á tạo “sức bật” từ Covid-19

Ecoalf 

Được thành lập vào năm 2009 bởi Javier Goyeneche, Ecoalf là một thương hiệu thời trang Tây Ban Nha tập trung vào mô hình kinh tế vòng tròn. Thương hiệu mong muốn tạo ra các sản phẩm tái chế chất lượng bằng cách thu hồi chất thải từ biển thông qua sáng kiến ​​“Upcycling the Oceans”.

Được chứng nhận B CorpTM đầu tiên tại Tây Ban Nha, Ecoalf định vị mình khác biệt so với các thương hiệu thời trang Tây Ban Nha khác trên toàn cầu nhờ bản sắc bền vững.

Kể từ khi ra mắt “Upcycling the Oceans” ở cả Tây Ban Nha và Thái Lan, Ecoalf đã thu hồi 500 tấn rác thải đại dương và sử dụng nó để sản xuất hàng hóa. Trong số các thương hiệu bền vững đang phát triển, Ecoalf là một trong những brand duy nhất nỗ lực cách mạng hóa ngành công nghiệp bằng cách tạo ra một hệ thống chuỗi cung ứng toàn diện với các vật liệu bền. Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng vải tái chế, Ecoalf yêu cầu các nhà cung cấp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và tuyên truyền cho công chúng cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách có trách nhiệm.

Sau khi xây dựng thành công nhận thức về thương hiệu ở châu Âu với các flagship ở Madrid, Berlin, Barcelona, ​​Amsterdam và Malaga, Ecoalf bắt đầu mở rộng toàn cầu với một flagship tại Tokyo, khai trương vào năm 2020 và sẽ đổ bộ vào Mỹ vào năm sau với các kế hoạch xa hơn ở châu Á.

Không giống như các xu hướng thời trang khác nhanh đến và nhanh đi – sự bền vững của Ecoalf sẽ còn mãi và chứng minh giá trị trường tồn.

Hành trình các thương hiệu bán lẻ hàng đầu châu Á tạo “sức bật” từ Covid-19

Gogoro

Gogoro là nhà sản xuất xe tay ga điện có trụ sở tại Đài Loan còn được gọi là “Tesla of Scooters”, được thành lập vào năm 2011 bởi Horace Luke, cựu Giám đốc của HTC và Matt Taylor, cựu Giám đốc Công nghệ của HTC.

Giống như tất cả các công ty khởi nghiệp khác, Gogoro bắt đầu với ý tưởng “tận dụng sức mạnh của công nghệ để thay đổi cách con người sử dụng và phân phối năng lượng, đồng thời mang lại niềm vui cho cuộc sống đô thị hàng ngày”.

Ngày nay, Gogoro đã định hình lại giao thông đô thị với những chiếc xe máy điện nhẹ, sáng tạo chạy bằng pin thay thế nhanh được thiết kế và sản xuất hoàn toàn tại Đài Loan.

Công ty khởi nghiệp đã xây dựng một cơ sở hạ tầng hoán đổi pin rộng khắp ở Đài Loan để sử dụng và chia sẻ điện năng nhanh hơn, dễ dàng hơn và thông minh hơn. Nó đã trở thành một giải pháp cho các đối tác trong ngành. Nhiều công ty khác như Yamaha, Aeon và PGO đã chọn Gogoro làm công nghệthay thế cốt lõi cho xe máy điện của họ.

Tại thị trường quê nhà, Gogoro là xe điện bán chạy nhất nhờ các ưu đãi của chính phủ và cũng là sản phẩm B2B được ra mắt cho các doanh nghiệp áp dụng nhằm hạn chế khí thải carbon. Mô hình này cũng đã được giới thiệu với Hàn Quốc và Thị trường châu Âu, nhưng không có kết quả khả qua bằng.

Gogoro có một đội ngũ R&D hùng hậu, gần đây đã tung ra một sản phẩm mới cho thị trường Hoa Kỳ có tên ebike Eeyo và đang tiếp tục nghiên cứu các cách thu hút người tiêu dùng trên các thị trường khác nhau để hạn chế lượng khí thải carbon.

Hiện Gogoro đã có mặt tại các thị trường như Đài Loan, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ và Nhật Bản. Gogoro đã đóng góp rất nhiều vào việc tăng tốc và mở rộng việc sử dụng xe điện, cũng như cải thiện việc phân phối, sử dụng năng lượng. Trong một thế giới mà tính bền vững là mục tiêu cuối cùng, bước tiến lớn của Gogoro rất đáng được kỳ vọng trong năm 2021.

Hành trình các thương hiệu bán lẻ hàng đầu châu Á tạo “sức bật” từ Covid-19

Thương hiệu Jacquemus

Năm 2020 là một năm rất khó khăn đối với các thương hiệu thời trang khi các nhà thiết kế đã phải sáng tạo và đổi mới liên tục để phù hợp với thị hiếu khán giả của họ. Thế nhưng, Jacquemus đã biến cuộc khủng hoảng này thành một cơ hội lớn và thống trị Instagram với chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội thông minh của mình để giữ tương tác tương tác với khách hàng trong giai đoạn cách ly toàn cầu.

Việc cách ly khiến nhiều người có nhiều thời gian lướt mạng xã hội hơn và Jacquemus đã không bỏ lỡ cơ hội này. Thương hiệu đưa toàn bộ người mẫu tới giữa cánh đồng hoa oải hương trình diễn bộ sưu tập SS20 trước sự sửng sốt của khán giả. Jacquemus đã thực hiện một dấu ấn trong lịch sử thời trang và được nhớ đến với cái tên “buổi trình diễn thời trang màu hồng”.

Người sáng lập kiêm giám đốc thiết kế – Simon Porte đã trở thành một người nổi tiếng không kém gì những ngôi sao lớn mặc thiết kế của anh ấy. Thành công trên mạng xã hội dựa vào trí tưởng tượng của chính Simon. Bằng cách tự mình quản lý Instagram với gần 2,2 triệu follow của Jacquemus, Simon xóa bỏ rào cản giữa nhà thiết kế và khách hàng, từ đó tạo ra mối quan hệ cá nhân.

Hành trình các thương hiệu bán lẻ hàng đầu châu Á tạo “sức bật” từ Covid-19

Nguồn: Hải Yến – MarketingAI

Tìm hiểu thêm: Bộ sách Xây dựng thương hiệu hàng đầu – Bí quyết chinh phục trái tim khách hàng

ĐẶT MUA

 

0
0 51
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments