Chạy bộ là một thói quen tuyệt vời, giúp tôi ngộ ra: “Không ai có thể thành công một cách tình cờ, đó là sự nỗ lực từ cả sự TẬP TRUNG và KIÊN TRÌ”

By Nguyễn Liên 24/10/2021 19:00

Khi mới bắt đầu, mỗi ngày chỉ chạy khoảng 1 tiếng, không để mình bị quá mệt, để cơ thể cảm nhận được sự sảng khoái và niềm vui khi chạy bộ.

Nhà văn người Anh, William Somerset Maugham từng nói: “Bất kỳ chiếc dao cạo nào cũng đều có triết lý của nó.”

Bạn, sẽ vì lựa chọn của mình mà kiên trì trong bao lâu? Khi sở thích của bạn thay đổi từ sự nhiệt tình trở thành nhàm chán, bạn nên làm sao để có thể tiếp tục kiên trì?

Trong cuốn sách của mình mang tên “Tôi nói gì khi nói về chạy bộ”, tác giả người Nhật Bản, Murakami Haruki đã xem việc chạy bộ như một sức mạnh, động lực để không ngừng tiến bộ trong công việc viết lách cũng như cuộc sống của mình.

5/8/2005, tại vùng phía bắc đầy nắng của đảo Kauai, tác giả Haruki đã thuê một căn hộ và bắt đầu cuộc đời viết lách cũng như chạy bộ của mình.

“Trừ phi có chuyện thực sự bất đắc dĩ, nếu không sẽ không nghỉ dù một ngày”, đây là quy tắc mà ông Haruki đặt ra cho chính mình.

Khi mới bắt đầu, mỗi ngày chỉ chạy khoảng 1 tiếng, không để mình bị quá mệt, để cơ thể cảm nhận được sự sảng khoái và niềm vui khi chạy bộ.

Quan trọng đó là, cố gắng duy trì niềm vui mà hình thức thể dục này mang lại cho tới ngày hôm sau.

Nguyên nhân giống như chính Haruki từng nói: “Giống như khi viết các tiểu thuyết dài tập vậy. Khi bạn dừng viết trong khi vẫn hoàn toàn có thể viết được tiếp, như vậy thì ngày hôm sau đi vào trạng thái sẽ dễ dàng hơn.”

Mỗi tuần chạy 6 ngày, bình quân mỗi ngày chạy 10km, dành ra một ngày để nghỉ ngơi, đề phòng thời tiết hoặc có chuyện gì đó cần giải quyết.

Cứ như vậy, 1 tuần 60 km, 1 tháng khoảng 240km, mỗi tuần nghỉ một ngày, đều như vắt chanh, chưa từng bị đứt đoạn.

Bản thân ông Haruki đã từng nói rằng: “Mỗi ngày chạy bộ giống như một sợi dây cứu cánh với tôi vậy, không thể nào bảo là vì hôm nay bận nên không chạy, hoặc dừng chạy. Vì bận rộn mà bỏ chạy, vậy thì cả đời này tôi cũng chẳng thể chạy bộ được. Lý do muốn chạy chỉ bé như cái móng tay, nhưng lý do không muốn chạy có lẽ đầy cả một chiếc xe tải.”

Đối với ông, chạy bộ là để hưởng thụ quá trình và cảm nhận niềm vui, sự sảng khoái trong quá trình đó.

Chạy bộ, chính là cách để giúp Haruki tạo động lực, duy trì sở thích viết lách của mình, đem lại cho ông nguồn cảm hứng bất tận cũng như rèn luyện sự chú tâm để sáng tác nghệ thuật.

Vì vậy, trong 40 năm, ông cho ra mắt được 32 cuốn tiểu thuyết ngắn, 15 tiểu thuyết dài, 17 tập tùy bút, rất nhiều trong số đó đã trở thành kinh điển, chẳng hạn như “Rừng Na Uy”, “Kafka bên bờ biển”, “Những người đàn ông không có đàn bà”…

Cũng giống như viết lách vậy, ông muốn tìm kiếm mọi thứ từ bên trong của chính mình, thay vì đạt được hình thức và tiêu chuẩn từ bên ngoài.

Chạy bộ còn là một cách hữu hiệu để Haruki được ở với chính mình. “Đôi khi tôi đeo tai nghe và nghe bản nhạc yêu thích của mình trong khi chạy; đôi khi tôi đổ mồ hôi và lặng lẽ chạy; đi ngang qua những vận động viên, chúng tôi chào nhau hay có những cuộc trò chuyện ngắn với những độc giả thỉnh thoảng đi ngang qua…”

Không ai có thể thành công một cách tình cờ, nó là sự nỗ lực từ cả “sự tập trung” và “sự kiên trì”.

Murakami Haruki lựa chọn việc chạy bộ như một hình thức tiếp sức, giúp mình luôn luôn tiến bộ trong cả cuộc sống và công việc, bạn cũng có thể học hỏi nhà văn người Nhật Bản này, biến vận động nói chung, chạy bộ nói riêng trở thành một phần trong cuộc sống của chính mình.

Chỉ khi duy trì cho mình một sự cân bằng tối thiểu giữa làm việc và nghỉ ngơi và một cơ thể khỏe mạnh, cuộc sống mới cho phép chúng ta tạo ra nhiều khả năng hơn.

Vạn vật liên thông, vận động là một nhân tố quan trọng giúp tiếp sức mà mọi người cần có để vươn tới lý tưởng của mình.

Nguồn: Cafebiz

bo-sach-nang-cap-ban-than-kien-tao-hanh-phuc
0
0 25
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments