Bỏ học Harvard để thành lập ‘Amazon của Hàn Quốc’, 20 năm sau người đàn ông trở thành tỷ phú đô la

By Le Na 30/03/2021 17:26

Thêm một người bỏ học Harvard khởi nghiệp gia nhập CLB tỷ phú đô la.

Bỏ học Harvard để thành lập 'Amazon của Hàn Quốc', 20 năm sau người đàn ông trở thành tỷ phú đô la

Bom Kim bán startup đầu tiên của mình khi còn học đại học Harvard ở Mỹ. Và sau 2 thập kỷ, vị doanh nhân này chính thức gia nhập hội những tỷ phú giàu có nhất hành tinh với thương vụ IPO sắp tới của Coupang – công ty thương mại điện tử được chống lưng bởi Softbank.

Hiện giá cổ phiếu Coupang đang cao hơn giá thị trường, định giá công ty ở mức 60 tỷ USD. Điều này có nghĩa là Kim sẽ nắm trong tay khối tài sản 6 tỷ USD khi Coupang IPO trên sàn New York thành công vào tuần này.

Coupang là câu chuyện thành công mới nhất trong ngành công nghiệp công nghệ và dù thời gian gần đây nhóm cổ phiếu này chứng kiến đà bán tháo nhưng nó không làm tổn hại tới danh tiếng của Coupang và nó vẫn đang được kỳ vọng trở thành thương vụ IPO lớn nhất Hàn Quốc và có thể là lớn nhất của một công ty châu Á trên sàn Mỹ kể từ sau Alibaba. Dù vẫn đang thua lỗ, doanh thu của “Amazon Hàn Quốc” đã tăng gấp đôi vào năm ngoái khi dịch Covid-19 bùng phát khiến nhu cầu mua sắm trực tuyến cao hơn.

Bỏ học Harvard để thành lập 'Amazon của Hàn Quốc', 20 năm sau người đàn ông trở thành tỷ phú đô la

“Khẩu hiệu từ những ngày đầu của chúng tôi là tạo ra một thế giới nơi khách hàng sẽ nói 1 câu duy nhất: Làm sao tôi có thể sống mà không có Coupang được?”, Kim nói trong một cuộc hội thảo vào năm 2019. Ông cũng nhắc tới Softbank và bày tỏ cảm kích vì Softbank đã giúp Coupang tập trung xây dựng một “cuộc chơi dài hạn” cho khách hàng.

Vụ IPO của Coupang không chỉ giúp Kim trở nên giàu có. Những nhà đầu tư sớm vào đây như Softbank cũng sẽ hưởng lợi. Công ty của tỷ phú Masayoshi Son hiện nắm 35% cổ phần trị giá 19,9 tỷ USD tức là tăng 7 lần so với khoản đầu tư ban đầu – một kỷ lục hiếm có. Softbank rót 1 tỷ USD vào Coupang vào năm 2015 và quỹ Vision Fund của họ rót thêm 2 tỷ USD 3 năm sau đó.

Những nhà đầu tư sớm khác gồm có BlackRock, Neil Mehta’s Greenoaks Capital và Rose Park Advisors. Coupang đã gọi được 300 triệu USD vào năm 2014 và tổng số cổ phần của những nhà đầu tư kể trên gộp lại hiện trị giá 15 tỷ USD.

Sinh ra ở Seoul, Kim chuyển tới Mỹ khi học trung học, trở thành sinh viên của ĐH Harvard và sau đó trở thành công dân Mỹ. Khi còn học tại Harvard, ông bắt đầu một ấn phẩm sinh viên có tên là Current Magazine thảo luận ý tưởng từ các tác trả trên khắp trường – và sau đó bán cho Newsweek vào năm 2001. Sau khi thử vài startup khác, ông bán một công ty truyền thông vào năm 2009 và nghỉ học MBA tại Harvard để quay trở về Hàn Quốc. Lấy cảm hứng từ mô hình kinh doanh của Groupon, ông đã thành lập nên Coupang vào năm 2010 và công ty đã phát triển thành kỳ lân đầu tiên của cả nước vào năm 2014.

Công ty này này ra ý tưởng cung cấp dịch vụ Rocket Delivery – tức là giao hàng trong ngày. Văn hóa làm việc quên mình của Hàn Quốc (ngay cả Kim cũng thường về nhà sau 10 giờ đêm thời còn phải ôn thi) đã thúc giục Coupang nảy ra ý tưởng dịch vụ giao sản phẩm từ ứng dụng trong vòng vài giờ.

“Thực trạng này buộc chúng tôi phải xây dựng một giải pháp độc nhất cho Hàn Quốc”, Kim nói trong buổi thảo luận năm 2019. “Cá biệt hóa các giải pháp trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách hàng rất quan trọng và đó chính là thứ tạo nên tốc độ tăng trưởng của chúng tôi”.

Dịch Covid-19 đã giúp công ty có thêm một động lực phát triển và doanh thu ròng đã tăng gấp đôi lên 12 tỷ USD vào năm 2020. Dù khoản lỗ 475 triệu USD nhỏ hơn năm 2019 nhưng công ty nhấn mạnh trong bản cáo bạch của mình rằng họ có thể đạt và duy trì lợi nhuận trong tương lai.

“Coupang rõ ràng không phải là một công ty tăng trưởng tạm thời. Mức thua lỗ của họ không đáng lo ngại bởi công ty đang chi tiêu cho nhiều thứ như mở rộng trung tâm logistics hoặc đầu tư vào IT. Tất cả những thứ đó phục vụ cho tăng trưởng trong tương lai”, một chuyên gia nhận định.

Bỏ học Harvard để thành lập 'Amazon của Hàn Quốc', 20 năm sau người đàn ông trở thành tỷ phú đô la

Mặc cho sự nổi tiếng của công ty, Coupang đang đối mặt với sự kiểm soát gắt gao hơn sau nhiều cái chết của các nhân viên giao hàng và logistic vì làm việc quá sức. Theo truyền thông địa phương, gần đây có trường hợp một nhân viên giao hàng của Coupang khoảng 40 tuổi làm việc từ 9 giờ đêm tới 7 giờ sáng đã bị chết. Coupang nói trong tuyên bố về cái chết của ông này không phải do làm việc quá sức.

Trong buổi điều trần trước quốc hội vào tháng 2, Joseph Nortman – Chủ tịch dịch vụ Fulfillment của Coupang đảo ngược lập trường ban đầu của công ty và xin lỗi về những cái chết của nhân viên trong năm vừa qua sau khi chính phủ điều tra và kết luận chúng đều liên quan tới công việc. Cá biệt, công ty này nói họ sẽ thưởng cho nhân viên nhà kho và 15.000 nhân viên giao hàng toàn thời gian 90 triệu USD giá trị cổ phiếu.

Những cáo buộc gần đây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình IPO và kế hoạch mở rộng của Coupang. Công ty đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh gồm cả dịch vụ giao đồ ăn Coupang Eats và Coupang Play.

Bỏ lại tấm bằng Harvard, Bom Kim thành công rực rỡ tại quê nhà, một câu nói đáng nhớ của ông đó là: “Hãy thách thức chính bản thân và nói: Làm sao để bạn có thể khiến khách hàng có mọi thứ? Một khi khách hàng có được mọi thứ, họ sẽ không thể sống thiếu bạn”.

Nguồn: Bloomberg

Tìm hiểu thêm: Bộ sách Xây dựng thương hiệu hàng đầu – Bí quyết chinh phục trái tim khách hàng

ĐẶT MUA

 

0
0 124
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments