Bí quyết SIÊU CÒ của người hướng nội

By Le Na 27/01/2021 19:00

Khác với người hướng ngoại, những người hướng nội có cách riêng trong việc giao tiếp cũng như kết nối cộng đồng. Hãy tham khảo bí quyết SIÊU CÒ của người hướng nội dưới đây nhé.

Nhiều người cho rằng người hướng nội khó có khả năng thành công trong các công việc liên quan đến giao tiếp cộng đồng. Chính vẻ lạnh lùng cùng thái độ khiêm nhường khiến người hướng nội gặp vô số trở ngại. Thế nhưng không phải vậy, sự thật đã chứng minh người hướng nội có khả năng thành công trong cả các lĩnh vực thiên về tính hướng ngoại.

Bí quyết SIÊU CÒ của người hướng nội

Nói về điều này, Karen Wickre – cựu Giám đốc Điều hành Twitter, là một người hướng nội, đã chia sẻ các bí quyết của mình trong việc kết nối cộng đồng. Hành động này giúp tăng khả năng thích ứng cũng như giảm thiểu sự lo lắng, lúng túng trong giao tiếp của người hướng nội. Đầu tiên, Karen Wickre nói rằng có 2 điều mà hầu hết mọi người thường ghét trong giao tiếp. Một là việc bắt buộc phải làm quen với ai đó, một người xa lạ bạn chưa từng quen biết. Hai là nhờ vả ai đó khen ngợi bạn trước mặt người khác.

MƯU CẦU SỰ GIÚP ĐỠ

Trước tiên, hãy đặt bản thân vào vị trí của một người lạ bạn sắp làm quen hoặc vào hoàn cảnh của người bạn đang nhờ cậy. Dù là ở trong vị trí nào, hầu hết mọi người đều có một nỗi suy tư riêng. Và, những việc làm đối với bạn là khó khăn, chưa hẳn đối với người khác đã là dễ dàng.

Bí quyết SIÊU CÒ của người hướng nội

Con người không ai là hoàn hảo. Ở mỗi thời điểm trong đời, mọi người chắc chắn luôn cần sự giúp đỡ từ người khác. Đó có thể là một lời khuyên trong công việc hay gia đình. Một lời nhờ vả về hướng dẫn sử dụng đồ dùng hay tìm kiếm bất kỳ điều gì. Dù muốn hay không, chúng ta luôn có ít nhất một vài lần nhờ vả hay trông cậy người khác. Có thể bạn rất vui và hạnh phúc khi giúp đỡ một ai đó. Người khác cũng vậy. Với suy nghĩ này, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc mưu cầu sự giúp đỡ cũng như giao tiếp cộng đồng.

Tiếp theo, chìa khóa để mở ra nỗi sợ hãi trong bạn là luyện tập mỗi ngày. Bạn có thể không cần mở lời nhờ cậy ai. Trái lại, bạn nên có hành động giúp đỡ mọi người thường xuyên hơn, bằng tất cả sức lực của bản thân mình. Lâu dần, thói quen giúp đỡ người khác khiến bạn không còn ngại ngùng hay sợ sệt trong vấn đề giao tiếp.

MỐI QUAN HỆ “CŨ”

Trong cuốn sách Friend of a friend, giáo sư David Burkus đã nói rằng, khi mọi người gặp trở ngại, họ có xu hướng chỉ kể hay chia sẻ với người thân cận. Những người có thể có hoặc không có khả năng giúp họ. Mặc dù điều này khá phổ biến, nhưng lại không được đánh giá cao. Thay vào đó, chúng ta nên chia sẻ với những người “kém thân” hơn. Kể cho họ nghe câu chuyện của mình và hỏi xem liệu họ có biện pháp giải quyết gì không. Thậm chí nếu có thể, chúng ta nên khởi động hoặc gắn kết lại các mối quan hệ được xem là xã giao của mình. Hành động này đóng vai trò vô cùng lớn trong việc kết nối giao tiếp, đặc biệt cho người hướng nội.

Trong xã hội hiện đại của thế kỷ 21, mọi người dường như thích nhắn tin, fax hoặc email cho nhau hơn việc gọi điện hay nói chuyện trực tiếp. Điều này có thể là một sự việc tiêu cực. Nhưng ở một khía cạnh khác, nó lại mang ý nghĩa vô cùng tích cực. Đặc biệt đối với người hướng nội. Vì người hướng nội không thích những cuộc trò chuyện dông dài qua điện thoại. Thế nên, họ có thể liên lạc hoặc giao lưu với người khác qua đường tin nhắn, email. Thường thì mọi người sẽ trả lời tin nhắn khi họ rảnh rỗi. Đó là lý do mà người hướng nội sẽ không cần lo lắng hay sợ hãi việc làm phiền người khác.

Bí quyết SIÊU CÒ của người hướng nội

Những việc làm này có chức năng như sợi dây liên kết, đánh dấu trạng thái mối quan hệ của mọi người. Việc trao đổi qua tin nhắn, email giúp mọi người dễ dàng kết nối cũng như liên lạc với nhau hơn. Tránh những tình trạng mất liên lạc hay tình huống tương tự. Đối với những người “đã lâu không liên lạc”, bạn chỉ cần gửi một tin nhắn hỏi thăm sức khỏe kèm một icon vui nhộn. Những hành động đơn giản này có vai trò rất lớn trong việc duy trì các mối quan hệ. Những câu chuyện bông đùa, lời hỏi thăm chân tình khiến cho cả bạn và đối phương mở lòng và dễ chịu hơn.

Đối với người hướng nội, việc làm này vô cùng đơn giản. Mặc dù ban đầu sẽ có chút ngại ngùng, dè dặt. Nhưng lâu hơn, người hướng nội sẽ nhanh chóng quen dần và dễ thích nghi. Chỉ cần 10 phút mỗi ngày, bạn có thể kết nối cũng như duy trì rất nhiều mối quan hệ bằng cách nhắn tin hỏi han, trao đổi. Một hành động thiết thực hơn là bạn có thể chia sẻ một vài thông tin, kiến thức hay hình ảnh vui nhộn đến mọi người. Với lời nhắn “Điều này khiến tôi nhớ đến bạn. Nó thú vị phải không?”, bạn sẽ xóa đi ranh giới e dè của người hướng nội.

Bí quyết SIÊU CÒ của người hướng nội

Tuy nhiên, một nhược điểm cho việc cố gắng kết nối lại các mối quan hệ cũ là những lời mời. Bạn có thể có những lời mời uống cà phê hay ăn tối, trò chuyện. Đối với người hướng nội, tình huống này khiến họ khó xử. Thế nhưng, không sao, bạn có thể trì hoãn các cuộc gặp gỡ nếu như chưa thực sự sẵn sàng. Cho đến khi bạn đủ thoải mái để gặp gỡ, hãy liên lạc và đề xuất những cuộc hẹn.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG

Karen Wickre lấy ví dụ về bạn mình, Julia – một doanh nhân thành đạt đồng thời cũng là bậc thầy kết nối. Karen nói rằng, Julia luôn có khả năng kết nối cũng như giúp người khác tạo mối quan hệ. Trước đây, lúc Julia đang gặp khó khăn trong việc kinh doanh của mình, cô đã gửi tin nhắn đến rất nhiều phụ nữ và hỏi rằng: “Bạn có thích ý tưởng này không? Tôi nên làm gì để vượt qua thử thách này?”. Họ đã giới thiệu Julia với những người bạn hoặc liên hệ khác – những người có khả năng giúp Julia đạt được mục tiêu của mình.

Sau đó, kết quả thành công hơn cả mong đợi, Julia còn có cơ hội quen thêm nhiều người mới. Bạn biết đấy, chúng ta sẽ chẳng biết điều gì xảy ra trong tương lai, với các mối quan hệ cũ của mình.

Bí quyết SIÊU CÒ của người hướng nội

Một lời khuyên từ cả Julia và Karen là điều cơ bản để trở thành một người giao tiếp hay kết nối tốt chính là sự quan tâm. Bất kể bạn là người hướng nội hay hướng ngoại đi chăng nữa, việc quan tâm đến người khác là vấn đề hàng đầu. Hãy biết quan tâm và để ý đến bạn bè, đồng nghiệp cũ hay hàng xóm của bạn. Đừng ngại cho đi sự giúp đỡ và tấm chân tình. Khi bạn cho đi cũng là lúc bạn nhận lại. Sau cùng, nếu bạn thường xuyên quan tâm và giúp đỡ người khác, thật dễ dàng để yêu cầu sự trợ giúp lúc bạn cần. Trên hết, sự quan tâm xuất phát từ lòng tốt của bạn chứ chẳng phải vì mưu cầu cá nhân.

Nguồn: Elle.vn

Có thể bạn quan tâm: Siêu Cò – Cách thức biến Quan hệ thành Tiền tệ – Judy Robinett

Siêu Cò – How To Be A Power Connector

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

 

0
0 53
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments